| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 07/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

06:15 - 07/04/2015

Tại sao chỉ lấy chuẩn từ 6 tuổi?!

Dư luận còn có điều băn khoăn: Tại sao lại chỉ lấy chuẩn trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải đội MBH khi ngồi trên các phương tiện đó? Bởi như vậy, sẽ phát sinh nhiều hệ lụy./ Phạt phụ huynh không đội mũ bảo hiểm cho con từ 10/4

Bắt đầu từ ngày 6/4, lực lượng chức năng ở các tỉnh, thành đồng loạt ra quân, tuyên truyền, nhắc nhở. Và đến 10/4 sẽ tiến hành xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện…

Nhưng những ngày này, chưa mấy ai đội mũ cho các cháu, khi cho các cháu ngồi trên mô tô, xe gắn máy hay xe đạp điện để tham gia giao thông. Có lẽ do tâm lý của các bậc phụ huynh, rằng vẫn đang trong giai đoạn nhắc nhở chứ chưa phạt, nên chưa cần đội.

Một thông tin đáng chú ý trong một cuộc khảo sát về giao thông của Việt Nam, vừa được Ngân hàng Thế giới đưa ra: 98% người lớn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nhưng chỉ có 23% trẻ em được đội mũ bảo hiểm, khi ngồi trên mô tô, xe máy hay xe đạp điện.

Đó quả là một con số đáng suy gẫm.

Phải nói thẳng rằng tai nạn vẫn xảy ra, dù người ngồi trên các phương tiện giao thông trên có đội mũ bảo hiểm hay không. Vì tai nạn là do người điều khiển phương tiện gây ra chứ không phải do cái mũ.

Nhưng điều chắc chắn rằng cái mũ sẽ hạn chế rất nhiều tổn thương, một khi tai nạn xảy ra. Và mỗi khi tai nạn, cái đầu chính là vị trí dễ tổn thương nhất, và một khi bị tổn thương thì dễ dẫn đến tử vong nhất.

Mỗi năm, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mệnh của hàng ngàn cháu bé, phần lớn những cháu đó là không đội mũ bảo hiểm. Biết đâu, nếu những cháu bé đó có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thì thương tật có thể xảy ra, nhưng mạng sống còn giữ được.

Bằng chứng là lời chia sẻ của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về câu chuyện mới xảy ra trong những ngày đầu tháng 4 này, về vụ tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng và gây thương tích cho 5 em học sinh: “Đến thăm gia đình các cháu, tôi được nghe rất nhiều từ “giá như” từ phía cha mẹ các cháu, khi không cho con đội mũ bảo hiểm”.

Thế nên, việc tuyên truyền, nhắc nhở, tiến đến xử phạt đối với hành vi không đội mũ bảo hiểm của trẻ em, là điều hợp lý và cấp bách, có mục đích rất nhân văn, là bảo vệ tính mạng cho chính bản thân các cháu. Việc làm này được cả xã hội đồng thuận và ủng hộ.

Tuy nhiên, dư luận còn có điều băn khoăn: Tại sao lại chỉ lấy chuẩn trẻ em từ 6 tuổi trở lên bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên các phương tiện đó?

Bởi như vậy, sẽ phát sinh nhiều hệ lụy.

Thứ nhất là chẳng lẽ những người cho con 5 tuổi, thậm chí 4 tuổi ngồi trên các phương tiện trên tham gia giao thông đều phải mang theo giấy khai sinh của con em mình, để chứng minh với CSGT rằng con em mình chưa đủ 6 tuổi?

Mà có mang theo chăng nữa, thì khi trẻ em dưới 18 tuổi chưa có CMND, liệu đứa trẻ đang ngồi trên xe có phải là đứa trẻ có tên trong giấy khai sinh đó không?

Không mang theo, con 5 tuổi mà CSGT cứ nhất định rằng đã 6 tuổi, lập biên bản phạt, thì sẽ sinh ra khiếu nại, thậm chí kiện ra tòa sau đó.

Thứ hai, tai nạn giao thông đâu có chừa những cháu 5, 4, thậm chí 3 tuổi?

Nên chăng, đã làm thì làm cho triệt để. Hãy sửa quy định, chỉ cần trẻ biết đi là bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên các phương tiện đó tham gia giao thông?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm