| Hotline: 0983.970.780

Tại sao có Quota, DN vẫn không nhập đường?

Thứ Năm 26/08/2010 , 07:00 (GMT+7)

Theo những thông tin NNVN nắm được thì khá nhiều các DNSX bánh kẹo, nước ngọt sau khi nhận được quota NK đường đều “án binh bất động”, không nhập đường về. Lý do giá đường thế giới biến động quá mạnh, theo xu hướng sốt nên nhập đường về lỡ giá quay đầu thì lỗ to...

* Bất lực không giám sát được

Ảnh minh họa
Từ hơn tuần nay, giá đường trên thị trường liên tục tăng và nhiều người lo sợ cơn sốt đường sẽ lặp lại như thời điểm cuối năm 2009. Nhưng các nhà quản lý thì trấn an: Không lo sốt. 

Cụ thể trả lời NNVN ông Hà Hữu Phái, TTK Hiệp hội Mía đường VN khẳng định, giá đường trong nước sẽ vẫn ở mức ổn định trước khi chúng ta bước vào vụ SX mía đường 2010-2011. Theo ông Phái, tính đến 15/8 lượng đường dự trữ trong nước còn gần 127.000 tấn- con số cao hơn nhiều số liệu Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm sản và Nghề muối đưa ra. Ông Phái còn tin tưởng từ ngày 15/9 khu vực ĐBSCL sẽ bắt đầu bước vào vụ SX mía đường 2010-2011, còn các tỉnh khác chậm nhất cũng vào cuối tháng 10, nên không lo thiếu đường. Cũng theo ông Phái hiện đã có 1 NM đường ở Đông Nam bộ vào vụ ép, và đã có đường bán ra (!?).

Ông Phái còn cung cấp số liệu của Hiệp hội Mía đường, rằng từ ngày 15/7- 15/8 lượng đường được bán ra trên thị trường là 46.100 tấn, trong khi vào thời điểm này năm ngoái (phục vụ mùa bánh Trung thu) thì lượng đường bán ra gấp đôi, vào khoảng 100.000 tấn. Tại sao có hiện tượng năm nay đường bán phục vụ Trung thu, vốn là 1 trong 2 dịp tiêu thụ đường nhiều nhất trong năm cùng với Tết Nguyên đán lại ít hơn Trung thu năm ngoái? Ông Phái giải thích, năm nay có nhiều DNSX các mặt hàng như bánh kẹo, nước giải khát được Bộ Công thương cho phép NK đường trực tiếp, cùng với những Cty NK đường khác để bình ổn giá đường (nằm trong hạn ngạch 300.000 tấn đường NK của năm 2010).

Nhưng trái với dự đoán của ông Phái, theo những thông tin NNVN nắm được thì khá nhiều các DNSX bánh kẹo, nước ngọt sau khi nhận được quota NK đường đều “án binh bất động”, không nhập đường về. Lý do giá đường thế giới biến động quá mạnh, theo xu hướng sốt nên nhập đường về lỡ giá quay đầu thì lỗ to nên DN nào cũng nằm im. Như Cty CP Bán kẹo Hải Hà (TCty Thốc lá VN) cũng có quota nhập đường mà chưa dám nhập. Vì lẽ đó, để giá đường có thể ổn định, sắp tới Bộ Công thương phải thúc đẩy, giám sát những DN đã có quota nhập đủ số lượng như đã được phân bổ. Như vậy mới mong ổn định giá đường.

“Niên vụ SX đường 2010-2011, dự đoán sản lượng đường khoảng 900.000 tấn bằng niên vụ trước. Như vậy, chúng ta vẫn phải tiếp tục NK 300.000 tấn đường trong năm tới”- ông Hà Hữu Phái.
Nhưng Bộ Công thương “thúc đẩy” như thế nào đây? Nhập đường trong khối ASEAN thì không có. “Nếu NK đường từ các nước châu Âu hoặc Nam Mỹ thì thuế suất thuế NK rất cao- 30% đối với đường thô, 40% đối với đường tinh luyện. Khi đường về VN, đưa vào cơ cấu SX thì giá thành 1kg đường có khi lêm tới trên 18.000 đồng/kg, nhà SX trong nước khó thể chấp nhận được” - ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân, GĐ Kinh doanh Cty FrieslandCampina (một trong những DN được cấp quota NK đường) nói. Rõ ràng, không chỉ có FrieslandCampina, mà cả Vinamilk, Kinh Đô, Coca- cola...đều chần chừ “hoãn binh” cũng không có gì khó hiểu.

Ngay cả Cty CP Đường Biên Hoà, đơn vị luôn thực hiện nghiêm chỉnh quota NK đường đến nay cũng mới nhập 5.000 tấn đường thô (dự kiến cuối tháng này cập cảng), còn lại 20.000 tấn vẫn không tìm được nhà cung ứng. Vì thế, Cty vừa có công văn gửi các Bộ Công thương, Tài chính và NN-PTNT cho phép được NK đường thô từ Brazil hoặc các nước khác với thuế suất ưu đãi 5% như nhập từ các nước trong khu vực ASEAN. Ngoài ra, đường Biên Hoà còn đề xuất được nhập cả đường trắng để có đủ nguồn hàng cung cấp cho các DN trong nước thời gian tới. Tuy nhiên, “Bức xúc thì kiến nghị vậy, nhưng chúng tôi không chắc là yêu cầu của mình được đáp ứng ngay”- bà Phạm Thị Sum, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đường Biên Hoà nói.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm