| Hotline: 0983.970.780

Tại sao không kiểm soát được heo lậu?

Thứ Ba 06/12/2011 , 09:25 (GMT+7)

Càng đến giáp Tết, tình trạng heo lậu, heo bệnh được giới gian thương công khai kinh doanh, vận chuyển khắp nơi đang gây bức xúc cho công luận.

Càng đến giáp Tết, tình trạng heo lậu, heo bệnh được giới gian thương công khai kinh doanh, vận chuyển khắp nơi đang gây bức xúc cho công luận.

Xuyên suốt một năm theo dõi sát sao tại Trạm KDĐV Thủ Đức TPHCM – Trạm kiểm dịch lớn nhất nước, nơi được xem như “tử huyệt” của giới gian thương, NNVN mới vỡ lẽ rằng: Sự tiếp tay của không ít cán bộ thú y địa phương, cộng với luật không nghiêm là hai nguyên nhân chính tạo nên vấn nạn thịt bẩn nghiêm trọng này.

NIÊM CHÌ, KIỂM DỊCH… KHỐNG!

Tình trạng cấp khống niêm chì, giấy kiểm dịch, dấu kiểm soát giết mổ (KSGM) bị phát hiện tại Trạm KDĐV Thủ Đức trong năm 2011 được một cán bộ trực tiếp làm việc tại đây khẳng định: “Nhiều quá, xử lý không xuể!”. 

Niêm chì thú y địa phương cấp khống cho heo lậu liên tục bị phát hiện tại Trạm KDĐV Thủ Đức TPHCM

Theo tìm hiểu của NNVN, các lô heo lậu, heo bệnh có nguồn gốc chủ yếu từ Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai được nhiều lái heo mua gom rồi “hợp thức hóa” qua một số cán bộ thú y biến chất, sau đó tuồn vào TPHCM tiêu thụ. Thông thường cán bộ thú y địa phương khi ăn tiền “chạy” giấy sẽ cố tình bỏ qua hàng loạt các thông tin quan trọng để xác định nhân thân của chủ hàng, đặc biệt là bỏ trống số chứng minh nhân dân. Ngoài ra, địa chỉ nơi đến của lô hàng cũng chỉ được ghi rất chung chung nhằm bảo đảm an toàn cho “lò” mổ lậu và đánh lạc hướng đoàn kiểm tra.

Trong số đó, tiêu biểu là vụ bắt giữ xe khách thương hiệu Việt Tuyết mang biển kiểm soát 92K-7009, đang vận chuyển 226 con heo sữa không nguồn gốc và 105 con heo sữa được thú y Quảng Ngãi cấp khống dấu KSGM trên thân thịt. Tương tự, chiếc xe tải mang biển kiểm soát 92K-6622 chở 717 con heo còn sống và 10 thùng xốp chứa 174 con heo sữa đã giết mổ không giấy kiểm dịch, không dấu KSGM. Đặc biệt nghiêm trọng, đoàn kiểm tra phát hiện 2 kẹp chì do thú y viên của Chi cục thú y tỉnh Quảng Nam cấp “khống” cho chiếc xe này nhằm hợp thức hóa heo lậu.

Thậm chí, vào thời điểm dịch bệnh gia súc, gia cầm đang hết sức nóng bỏng, lực lượng thú y tại TPHCM còn phát hiện nhiều vụ cán bộ thú y một số tỉnh phía Nam còn “cho phép” heo bệnh “chạy” vào TPHCM. Tiêu biểu là vụ bắt giữ 64 con heo có triệu chứng bệnh LMLM tại quận 12 có giấy kiểm dịch do thú y tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp. Trong khi đó, một lô heo sống lên đến 82 con dính LMLM đã bị cơ quan thú y TPHCM tóm gọn khi chuẩn bị giết mổ tại quận Bình Tân. Điều đáng nói, lô heo này dù dính bệnh nhưng vẫn có giấy kiểm dịch của thú y các tỉnh Long An, Bến Tre và Tiền Giang.

CHẲNG NGÁN LUẬT!

Chuyện thịt bẩn, thịt thối nhan nhản “chạy” ngoài đường giờ đã… quá bình thường! Thậm chí có ngày Trạm KDĐV Thủ Đức phối với với CSGT tóm tới mười mấy vụ, thu giữ vài tấn thịt lậu. Vậy nhưng, gần như chẳng khi nào nghe được thông tin cán bộ thú y biến chất, hay các đối tượng vận chuyển, kinh doanh heo lậu bị xử lý hình sự. 

Luật không nghiêm nên khi bị bắt, các gian thương sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng!

Thật vô lý khi thịt lậu vẫn dễ dàng lọt qua quãng đường dài hàng nghìn cây số, với hàng chục trạm kiểm dịch chạy dọc quốc lộ, xuyên qua nhiều tỉnh thành. Điều này chứng tỏ nhiều trạm kiểm dịch địa phương đã trở thành bình phong để heo lậu, heo bệnh hợp thức hóa trước khi tuồn vào TPHCM.

Thậm chí, Trạm KDĐV Thủ Đức khi phát hiện sai phạm đã thông báo đến lãnh đạo Chi cục Thú y địa phương, nhưng kết quả cuối cùng là “chìm xuồng”. Một cán bộ tại Trạm nêu ví dụ: “Thời gian qua, rất nhiều lô heo sữa “ma” đến từ vùng tâm dịch tai xanh và LMLM Quảng Ngãi với giấy tờ không minh bạch. Hầu hết các thông tin sai phạm này khi được thông báo về Chi cục Thú y địa phương đều không có phản hồi. Chính vì thế, heo “ma” từ vùng dịch miền Trung bị “lái” heo cho chạy tứ tán khắp nơi, trong đó một lượng lớn tuồn trái phép vào TPHCM”.

Trong khi đó, các đối tượng buôn bán, kinh doanh heo lậu thì tuyên bố rằng: Chẳng việc gì phải “ngán” thú y! Đơn giản vì họ chưa bao giờ bị xử lý hình sự về tội buôn thịt bẩn; cùng lắm thì bị tịch thu, tiêu hủy, phạt hành chính là cùng. Với phương châm: buôn 3 chuyến lọt 1 chuyến là thắng, các đối tượng này sẵn sàng làm đủ mọi chiêu trò, thậm chí gây sức ép, đe dọa và tấn công lực lượng thú y để dằn mặt.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Trận dông lốc kinh hoàng khiến hàng trăm hộ dân 'màn trời chiếu đất'

Bắc Kạn Rạng sáng ngày 18/4, dông lốc trên diện rộng làm hơn 580 ngôi nhà tại tỉnh Bắc Kạn hư hỏng, người dân và chính quyền địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm