| Hotline: 0983.970.780

Tại sao không vào bệnh viện làm thẩm mỹ?

Chủ Nhật 29/09/2019 , 07:01 (GMT+7)

Trong nhóm chị em thích dao kéo tuần này có bạn Thanh Huyền nêu câu hỏi: “Tại sao chị em lại cứ phải ra trung tâm, bệnh viện thẩm mỹ tư viện làm đẹp mà không làm trong bệnh viện?”.

15-59-28_21-9_bscki_le_vi_nh_thuc_hien_lser_picosecond_cho_nguoi_benh_
 

Bạn Huyền còn chia sẻ thêm: “Em có làm một vài thứ trên cơ thể nhưng đều làm trong bệnh viện. Thấy những bệnh viện em làm đều nhiệt tình, chu đáo, trang thiết bị cực tốt và thành quả rất OK. Ngược lại trong bệnh viên còn tiếp nhận rất nhiều ca từ bên ngoài làm hư hỏng, dị tật này nọ. Họ sửa lại rất là đẹp.  Nên em rất thắc mắc tại sao mọi người lại cứ phải ra tư nhân làm? 

Ngay lập tức, câu hỏi được nhiều người tham gia bình luận, chia sẻ. Đa số cho rằng họ vào làm ở các thẩm mỹ viện tư nhân là dựa vào quảng cáo. Ngoài ra, họ đến thẩm mỹ viện với niềm tin “những người làm ở đây đều là bác sĩ trong bệnh viện” ra làm. Bạn Xoan Trà (Hà Nội) cho rằng “bệnh viện sửa ca hư vì người ta có chuyên môn về y tế nhưng về khía cạnh thẩm mỹ lại khác, mà các bác sĩ uy tín cũng xuất thân từ bệnh viện ra”.

Ngay lập tức bạn Ngọc Hà (Hà Nội) vào tham gia, nhiều người bị các thẩm mỹ viện dùng các hình ảnh đã chỉnh sửa qua app quảng cáo nên không tìm hiểu kỹ, đại đa số phàn nàn kết quả sau phẫu thuật đều không được như ý muốn, thậm chí có khách còn mang tật suốt đời. Giống chị khách cắt mí ở TMV quốc tế Ngân Hà vừa qua, suýt mù, giờ bị stress nặng không dám giao tiếp xã hội.

Bạn Thùy Nguyên (TP.HCM) cho biết: Có lần mình đưa bạn đi làm mũi ở 1 thẩm mỹ viện ở quận 1 (TP.HCM) họ chỉ tiêm tê, nhét miếng độn rồi cho về sau 1 tiếng. Còn mình làm mũi trong bệnh viện, họ thử máu trước rồi cho vào phòng mổ, có theo dõi cả nhịp tim, huyết áp, hồi sức và ở lại bệnh viện theo dõi tới 4 tiếng.

Bạn Thanh Huyền chia sẻ thêm, có lần đưa cô bạn đi làm mũi ở một thẩm mỹ viện quận 1. Bà chủ khoe: Bác sĩ bên chị từ bệnh viện Sài Gòn ra làm đó. Lúc đó cô đã nghĩ “ủa, vậy sao ko vào luôn bệnh viện Sài Gòn làm, vừa có trang thiết bị, vừa có đơn vị chịu trách nhiệm lại có nguồn gốc sản phẩm”. Nhưng người bạn cô đã đóng tiền cho thẩm mỹ viện rồi. Y rằng 1 năm sau cô ấy phải đi rút sụn và phát hiện ra sụn ấy chỉ là miếng silicon Trung Quốc, còn thẩm mỹ viện kia thì đã đóng cửa.

Bạn Trần Tuyết (TP.HCM) vừa khẳng định không đi bệnh viện vì sợ bác sĩ thực tập làm. Ngay lập tức có 2,3 ý kiến phản đối gay gắt.

Bạn Phương Hoa nhấn mạnh, vậy bạn cho cái tên bác sĩ thực tập và tên bệnh viện ấy đi. Bạn có thể gọi tới 1900-9095 tố cáo. Đường dây này hoạt động 24/24 và giấu tên bạn đó. Nhưng tôi khẳng định: Không có bác sĩ thực tập được tham gia phụ chứ đừng nói phẫu thuật hay cao cấp như phẫu thuật thẩm mỹ. Vì sao tôi biết? Vì tôi học đại học y. 

Bạn Hoàng Ngô thì chia sẻ kinh nghiệm đau thương của chị gái: Chị mình muốn hút mỡ bụng, thấy bên ngoài người ta báo 70-100 triệu đồng/ca, mà bệnh viện giá có 16 triệu đồng, thế là cũng hăm hở vào thử. Nhưng bác sĩ bảo bụng này chưa cần hút, ăn kiêng thôi, rồi cho cái phiếu qua khoa dinh dưỡng khám. Đầu tiên bác sĩ dinh dưỡng bảo đừng có ăn tối, buổi tối chỉ ăn 1 trái chuối thôi, rồi bắt tập thể dục. Bà ấy nản quá nên ra trung tâm thẩm mỹ làm phát một. Nói chung nhiều bác sĩ bệnh viện buồn cười lắm, họ chỉ chấp nhận hút mỡ khi việc dư mỡ nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, chứ hình như họ không nhận làm theo yêu cầu.

Mặc kệ các ý kiến ủng hộ, khen bác sĩ có tâm, Hoàng Ngô giữ quan điểm: Bên ngoài họ làm nhiều tiền nên họ chả quan tâm tới cái gì hết, chồng tiền thì làm thôi. Nếu chị em ăn kiêng được thì bà ấy đi hút mỡ làm gì. Nói chung vào bệnh viện hút mỡ mà làm như ăn xin vậy á, khổ lắm.

Ý kiến Trịnh Thị Thanh Duyên được nhiều người ủng hộ nhất: Những thẩm mỹ nhỏ như xăm mày thì có thể làm ở thẩm mỹ viện; Những thẩm mỹ cỡ vừa như nâng mũi, tiêm filter thì vẫn là thẩm mỹ viện, nhưng phải là bác sĩ uy tín. Vì họ làm nhiều nên khéo léo. Nếu bệnh viện thì cũng phải biết rõ bác sĩ mình nhờ có khéo không. Những đại phẫu thuật như hút mỡ, nâng ngực thì nên bệnh viện, hoặc thẩm mỹ viện kết hợp với bệnh viện. Vì có gây mê, hoặc gây tê dài thì phải có đủ quy trình kiểm tra, thiết bị theo dõi. Riêng gây mê thì ít thẩm mỹ viện đủ khả năng làm.

Ví dụ như vụ Cát Tường, tới giờ vẫn chưa tìm ra xác nhưng khả năng là bệnh nhân đã bị thuyên tắc động mạch phổi, tức là tế bào mỡ hay dị vật lọt vào mạch máu và gây tắc ở đâu đó. Chuyện này xảy ra là do chuyên môn của thẩm mỹ viện không đủ. Nên phải làm ở bệnh viện.  Nếu làm ở thẩm mỹ viện, thì cũng phải hỏi thăm phòng ốc, xem phòng hậu phẫu. Họ sẽ trình bày cho mình biết làm ở chỗ nào. 

Vì sao có song song thẩm mỹ viện với khoa thẩm mỹ trong bệnh viện, là do nhu cầu nhân dân thôi. Trong bệnh viện thì hệ thống chặt chẽ, nên rủi ro thấp hơn. Ngoài ra họ tư vấn có đạo đức hơn. Còn thẩm mỹ viện thì nếu là chỗ tốt, thì sẽ tốt. Chỗ rởm thì rởm. Mình dùng dịch vụ thì có quyền nghi ngờ.

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất