| Hotline: 0983.970.780

Tái thả động vật rừng về tự nhiên

Thứ Sáu 09/11/2018 , 14:38 (GMT+7)

Việc tự nguyện giao, nộp động vật rừng cho cơ quan Kiểm lâm để tái thả về môi trường tự nhiên của người dân đã đóng góp một phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học...

 Kiểm lâm Bắc Giang kiểm tra tập tính hoang dã của loài Dúi mốc nhỏ trước khi tái thả về môi trường tự nhiên

Sáng ngày 09/11/2018, Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương, phối hợp với Trạm Kiểm lâm địa bàn Biểng - Hạt Kiểm lâm Khu bảo tồn Tây Yên Tử, cùng chính quyền địa phương, tiến hành tái thả 02 cá thể Dúi mốc nhỏ (tên khoa học Rhizomys sinensis), tổng trọng lượng 1,5 kg về nơi cư trú tự nhiên tại lô 3, khoảnh 14, tiểu khu 137, Phân ban Khe Rỗ, xã An Lạc, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Trước đó, ngày 08/11/2018, thấy người dân lén lút rao bán rong 02 cá thể Dúi mốc nhỏ trên tại khu vực thị trấn An Châu, huyện Sơn Động, khi biết là động vật rừng bị săn, bắt trái phép từ rừng tự nhiên, vẫn còn sống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị thương, nên anh Nguyễn Tiến Tải (sinh năm 1970, trú tại thôn Lốt, xã An Châu, huyện Sơn Động, Bắc Giang) đã mua lại rồi tự nguyện đến giao, nộp cho Trạm Kiểm lâm địa bàn Đồng Dương để làm thủ tục tiến hành tái thả về môi trường tự nhiên, phù hợp với sinh cảnh của loài tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Việc tự nguyện giao, nộp động vật rừng cho cơ quan Kiểm lâm để tái thả về môi trường tự nhiên của anh Tải, đã đóng góp một phần quan trọng vào nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Bắc Giang nói riêng, cũng như cả nước nói chung.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm