| Hotline: 0983.970.780

Tái trồng rừng ngập mặn tại Thanh Hóa

Thứ Tư 14/07/2010 , 11:04 (GMT+7)

Dự án “Tái trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc , tỉnh Thanh Hoá” được triển khai từ năm 2006 có 1.070 hộ gia đình với 6.200 người tham gia...

Theo ông Nguyễn Việt Nghi, đại diện của CARE tại Việt Nam là nhà tài trợ cho dự án “Tái trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc , tỉnh Thanh Hoá” thì dự án được triển khai từ năm 2006 có 1.070 hộ gia đình với 6.200 người tham gia.

Tháng 9/2005 cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm qua, tấn công trực tiếp vào bờ biển phía bắc tỉnh Thanh Hoá, làm vỡ đê phòng hộ phá huỷ nhà cửa, gây thiệt hại về hoa màu và vật nuôi tại các xã nghèo ven biển. Nhờ vành đai rừng ngập mặn bao quanh trước đê biển, Hậu Lộc là huyện ít bị thiệt hại nhất, còn hệ thống đê biển cũng giảm tới mức thấp nhất việc xói lở thân đê. Từ thực tế này, nhận định rừng ngập mặn có vai trò quan trọng, góp phần giảm thiểu thiên tai cho hệ thống đê biển, ổn định cuộc sống của người dân địa phương, CARE Việt Nam đã hỗ trợ dự án “Tái trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng tại xã Đa Lộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá”.

Dự án được triển khai trên diện tích 120ha ngập mặn và phát triển các hệ thống quản lý bền vững 350ha rừng ngập mặn trong khu vực với sự tham gia chủ yếu của cộng đồng dân cư tại địa phương, từ việc thành lập các nhóm ươm cây giống, trồng rừng và bảo vệ rừng. Việc cùng trồng, chăm sóc quản lý bảo vệ rừng đi đôi với việc chia sẻ quyền lợi trong cộng đồng dân cư, đã thu hút được trên 700 người tham gia. Nhờ dự án mà người dân có thêm thu nhập từ nguồn nhân bán cây giống, từ tiền công trồng rừng và tiền tham gia quản lý bảo vệ rừng. Rừng ngập mặn phát triển cũng là nơi cư trú của các loài sinh vật biển, đem lại nguồn thu nhập cho ngư dân.

Cuối năm 2009 Dự án đánh giá kết quả sau 4 năm triển khai, đã trồng được 120ha rừng ngập mặn gồm cây trang trồng xen với cây ban chua, tỷ lệ cây sống 80- 85%. Xây dựng được 1 vườn ươm cây giống, hiện còn 1,5 vạn cây con do cộng đồng quản lý, để cung cấp cây giống tiếp tục trồng trên diện tích 30ha của xã trong năm 2010. Làm được 320m kênh mới cung cấp nước sạch cho vùng gieo cấy lúa và phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ có con kênh này việc đưa nước ngọt vào cải tạo rửa đất nhiễm mặn do cơn bão năm 2005 đạt hiệu quả cao.

Từ mô hình này, CARE Việt Nam cũng như các tổ chức phi chính phủ NGO, mạng lưới CIFPEN Việt Nam, đã khảo sát những vùng đê biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An… tìm ra những tuyến đê xung yếu, có điều kiện bãi bồi trước biển, có thể trồng và tái trồng rừng ngập mặn, xây dựng các mô hình dự án “Tái trồng rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng” để xuất với Chính phủ và các tổ chức quốc tế, tìm nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương trồng rừng ngập mặn.

Cộng đồng tham gia lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi tại địa phương

Trong khuôn khổ ngày sáng tạo Việt Nam 2009 (VID 2009) với chủ đề “Nâng cao tính trách nhiệm và minh bạch, giảm tham nhũng”, từ tháng 6/2009 đến hết tháng 6/2010, Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) đã triển khai thực hiện dự án “Thí điểm mô hình cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch xây dựng công trình phúc lợi địa phương tại xã Tràng Xá, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”.

Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho cộng đồng tham gia vào quá trình lập kế hoạch và chi tiêu ngân sách các công trình phúc lợi ở địa phương, đẩy mạnh tính công khai, minh bạch, góp phần giảm tham nhũng.

Xem thêm
Siết chặt quản lý gây nuôi động vật rừng, hoang dã

Sóc Trăng Việc kiểm tra định kỳ và đột xuất tại các cơ sở gây nuôi động vật rừng, hoang dã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ quy định pháp luật cho các hộ nuôi.

Dấu ấn kiểm lâm trong công cuộc bảo vệ rừng Việt Bắc

Điểm nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Thái Nguyên thời gian qua là xây dựng địa bàn không có điểm nóng về khai thác, kinh doanh lâm sản trái phép.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất