| Hotline: 0983.970.780

Tại Vườn Quốc gia Cát Tiên: Tê giác bị sát hại để lấy sừng?

Thứ Ba 11/05/2010 , 10:25 (GMT+7)

Cơ quan CSĐT điều tra đang làm rõ cái chết của con tê giác Java tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Một nguồn tin cho rằng, con vật đặc biệt quý hiếm này bị sát hại để lấy sừng?

Cơ quan CSĐT điều tra (Bộ Công an) đang làm rõ cái chết của con tê giác Java (được coi là một trong số những động vật hiếm nhất trên trái đất) tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Một nguồn tin cho rằng, con vật đặc biệt quý hiếm này bị sát hại để lấy sừng?

Vườn quốc gia (VQG) Cát Tiên là nơi duy nhất trong cả nước có cá thể tê giác quý hiếm sinh sống. Ngay khi nhận được thông tin tê giác chết,  chúng tôi lập tức điện thoại cho ông Trần Văn Thành – Giám đốc VQG Cát Tiên và được xác nhận việc cá thể tê giác Java chết là có, tuy nhiên vụ việc rất “nhạy cảm” nên từ chối thông tin liên quan và cho biết nay mai sẽ có thông báo chính thức.

Tê giác Java tại VQG Cát Tiên đang có nguy cơ tuyệt chủng

Một cán bộ Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã cho biết, cá thể tê giác Java bị chết đã được tìm thấy tuần trước trong VQG Cát Tiên. Sau đó WWF (Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên hoang dã - World Wildlie Fund- WWF) và BQL Vườn kiểm tra, họ xác định con vật đã bị bắn và lấy mất sừng (?). Còn theo người dân sống trong vùng thì, vụ việc tê giác Java bị sát hại đã được phát hiện và báo cho ban quản lý vào ngày 29/4/2010.

Có hay không chuyện tê giác Java bị sát hại để lấy sừng? Trao đổi với NNVN qua điện thoại, ông Hà Công Tuấn (nguyên Cục trưởng Cục Kiểm lâm, nay là Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp) cho hay, ông có nghe báo cáo con tê giác Java bị chết nhưng không phải chết do sát hại để lấy sừng mà là chết vì già yếu (?)

Được biết, hiện VQG Cát Tiên đã có hồ sơ đề nghị Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên đến nay, tình hình xâm hại vườn Cát Tiên vẫn chưa được ngăn chặn, giải quyết dứt điểm. Kết quả khảo sát của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã xác định VQG Cát Tiên có đến 1.610 loài thực vật và sở hữu gần 1.500 loài động vật, trong đó có hơn 100 loài động vật quý hiếm và đặc biệt quý hiếm như tê giác Java, bò rừng, cá sấu nước ngọt, gõ đỏ, hạc cổ trắng, gà so cổ hung... Với những giá trị như thế, VQG Cát Tiên được đánh giá là khu vực có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhất  Việt Nam. Thế nhưng, trong suốt những năm qua rừng QG Cát Tiên dường như vẫn chưa được quan tâm giữ gìn, bảo vệ đúng mức. Đáng chú ý là điểm nóng phá rừng đang xảy ra ở hai thôn 3 và 4, xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) mà NNVN từng có phóng sự dài kỳ “Tiếng kêu từ VQG Cát Tiên” phản ánh tình trạng này.

Trước đó, lo ngại tê giác tại VQG Cát Tiên bị săn bắn, ông David Murphy - Chuyên gia của WWF Đông Dương đã từng báo động về việc này. “Từ năm 1999, sau khi khẳng định sự hiện hữu tại Cát Tiên loài tê giác Java, VQG Cát Tiên đã nhận được sự chú ý của cả thế giới và có dự án bảo tồn những con tê giác hiếm hoi của Việt Nam - một trong hai quần thể tê giác còn lại duy nhất trên hành tinh này. Nhưng cho đến nay, theo báo cáo số tê giác sống sót tại VQG chỉ còn khoảng 7 con và chúng luôn bị đe doạ bởi những người săn bắn trái phép...”. Lời cảnh báo của ông David Murphy đến nay đã trở thành hiện thực (?!)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm