| Hotline: 0983.970.780

Tạm dừng chuyển đổi chợ Bỉm Sơn

Thứ Sáu 03/02/2012 , 14:06 (GMT+7)

Từ sáng mùng 1 Tết Nhâm Thìn, khoảng 800 tiểu thương chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa) đã đem chăn chiếu cùng con cái ra chợ nằm ngủ để giữ chợ. Hàng trăm người đóng quầy hàng phản đối việc UBND thị xã Bỉm Sơn bán chợ cho Cty Đông Bắc nhưng không thông báo rõ ràng với người dân.

                  

Chợ Bỉm Sơn đã có từ rất lâu đời, do người dân đóng góp xây dựng. Ban đầu chợ chỉ là chợ lều, 3 cột, 4 cột dựng lên để kinh doanh, buôn bán, giao lưu với nhau. Năm 1989, chính quyền địa phương có chủ trương xây chợ Bỉm Sơn.

Năm 1991, chợ Bỉm Sơn được đưa vào sử dụng chính thức. Các tiểu thương muốn thuê quầy để kinh doạnh phải đóng lệ phí từ 4,2 - 4,8 triệu đồng/quầy hàng (không quy định thời gian). Từ năm 1998, UBND thị xã Bỉm Sơn cho rằng chợ bị xuống cấp nên yêu cầu các hộ kinh doanh ký lại hợp đồng cố định 1 năm/lần/quầy, mức thu lệ phí của năm sau cao hơn năm trước và tùy vào mặt bằng của quầy hàng.

Bà con tiểu thương phản đối chính quyền thị xã

Đến năm 2007, UBND thị xã Bỉm Sơn có ý định chuyển nhượng chợ này cho một Cty thuê và sửa lại chợ nhưng không thông báo rõ ràng cho các hộ kinh doanh. Sau khi các hộ kinh doanh trong chợ đứng lên đòi quyền lợi thì chính quyền địa phương đã hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng và tiếp tục để các tiểu thương kinh doanh, buôn bán.

Ngày 28/12/2011, UBND thị xã Bỉm Sơn có giấy mời 17 hộ đại diện (các tổ trưởng) kinh doanh cố định tại chợ, đại diện cho 800 hộ kinh doanh đến UBND phường Ngọc Trạo, thị xã Bỉm Sơn để nghe thông báo về việc UBND thị xã cho Cty Đông Bắc thuê lại mặt bằng chợ Bỉm Sơn để nâng cấp, xây dựng chợ mới, đồng thời triển khai làm chợ tạm để di chuyển các hộ kinh doanh ra chợ tạm. Không đồng tình cho 17 hộ kinh doanh đầu ngành đi họp, 800 tiểu thương tại chợ Bỉm Sơn đóng cửa hàng rồi kéo nhau lên UBND phường cùng dự cuộc họp. Tại buổi họp này, các hộ kinh doanh chỉ được nghe UBND thị xã thông báo đã bán chợ cho Cty Đông Bắc trong vòng 50 năm và đang triển khai xây dựng lại chợ, không có sự bàn bạc, thỏa thuận giữa chính quyền và các hộ kinh doanh về việc bán chợ, từ đó gây bức xúc cho 800 hộ kinh doanh.

Ngày 09/1/2012, UBND thị xã Bỉm Sơn tiếp tục có thông báo với các hộ kinh doanh tại chợ đến đăng ký lại hợp đồng với Cty Đông Bắc và chỉ gia hạn trong 7 ngày. Nếu hộ kinh doanh nào không đăng kí hợp đồng lại sẽ không được kinh doanh tại chợ và tháo gỡ các quầy hàng. Sự việc này đã gây bức xúc, bất bình cho các tiểu thương nên họ quyết định đóng cửa chợ, kéo nhau ra chợ ăn ngủ, không cho tháo gỡ quầy hàng.

Tiếp xúc với các hộ kinh doanh, họ đều bày tỏ: “Chúng tôi buôn bán ở chợ Bỉm Sơn được 20 năm nay, nếu UBND thị xã có chủ trương mở rộng hay xây dựng lại chợ theo mô hình mới, chúng tôi rất ủng hộ. Nhưng trước khi thực hiện cần phải họp dân để thông báo sự việc và cho chúng tôi tham gia ý kiến chứ. Đằng này, UBND thị xã đã tự ý cho Cty Đông Bắc thuê lại mặt bằng với thời hạn 50 năm nhưng không thông báo cho dân, khiến chúng tôi thấy bất bình quá”.

          Trước sức ép của dư luận và xét thấy cần xem lại quy trình chuyển đổi chợ ở Bỉm Sơn nên ngày 01/2/2012, ông Lê Đình Thọ- PCT UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Công văn số 486 gửi Sở Công thương và UBND thị xã Bỉm Sơn về việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ trung tâm thị xã Bỉm Sơn. Công nêu rõ: “Tạm dừng thực hiện Quyết định số 3037/QĐ- UBND (ngày 22- 12- 2011) của chủ tịch UBND thị xã Bỉm Sơn về việc bàn giao chợ Bỉm Sơn cho TCty thương mại và xây dựng Đông Bắc (TP Thanh Hóa) tiếp nhận, đầu tư, kinh doanh, quản lý. BQL chợ Bỉm Sơn căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, tiếp tục quản lý, khai thác chợ này; thực hiện ký hợp đồng với các hộ kinh doanh về thuê, sử dụng điểm kinh doanh như trước đây. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND thị xã Bỉm Sơn chỉ đạo các đơn vị chức năng ổn định tình hình, đảm bảo an ninh trật tự, tạo điều kiện cho các hộ sớm ổn định hoạt động kinh doanh tại chợ Bỉm Sơn. Giao Sở Công thương phối hợp với UBND thị xã Bỉm Sơn và các ngành liên quan kiểm tra, rà soát lại các bước thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ Bỉm Sơn theo chủ trương của Chính phủ, UBND tỉnh; báo cáo, đề xuất chủ tịch UBND tỉnh”.

          Đón nhận thông tin này, các tiểu thương tại chợ Bỉm Sơn cảm thấy an tâm và bắt đầu bước vào ổn định kinh doanh tại chợ.

                                                                                                 

 

Xem thêm
Hơn 15 tỷ USD sản phẩm nông nghiệp đã được xuất khẩu

Lũy kế tới 15/4, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nghiệp của Việt Nam đã đạt hơn 15 tỷ USD. Trong đó, có 6 mặt hàng đạt giá trị tỷ USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lợi nhuận quý I/2024 của DAP Vinachem tăng đột biến

Chi phí đầu vào một số nguyên liệu chính giảm, xuất khẩu thuận lợi giúp DAP Vinachem báo lãi đột biến quý I/2024.

Bình luận mới nhất