| Hotline: 0983.970.780

Tạm dừng phiên tòa Trịnh Xuân Thanh để làm rõ số tiền 19 tỷ đồng

Chủ Nhật 28/01/2018 , 18:49 (GMT+7)

Ngày 28/1, phiên tòa xét xử bị cáo Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và đồng phạm trong vụ Tham ô tài sản xảy ra tại Công ty cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land) tiếp tục với phần đối đáp của đại diện Viện KSND.

12-25-21_bi-co-txtBị cáo Trịnh Xuân Thanh

 Tuy nhiên, theo đề nghị của Viện KS, phiên tòa đã tạm dừng để xác minh lại số tiền 19 tỷ đồng mà Trịnh Xuân Thanh và Đinh Mạnh Thắng đã chiếm đoạt.

Trước đó, trong phần đối đáp về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án, theo đại diện Viện KS, tại bản luận tội, căn cứ khoản 3 Điều 47 Bộ Luật Hình sự 2015, Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX thu hồi, xung công quỹ Nhà nước số tiền 19 tỷ đồng của công ty Vietsan mà bị cáo Đinh Mạnh Thắng (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại dầu khí Sông Đà, em trai ông Đinh La Thăng) và Trịnh Xuân Thanh đã chiếm đoạt.

Theo truy tố, Thái Kiều Hương (nguyên Phó TGĐ công ty cổ phần đầu tư Vietsan) đưa cho em trai ông Đinh La Thăng là bị cáo Đinh Mạnh Thắng 19 tỷ đồng, trong đó 5 tỷ là tiền cảm ơn Thắng, còn 14 tỷ Hương nhờ Thắng chuyển cho Trịnh Xuân Thanh. Năm 2010, Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố vụ án Lê Hòa Bình lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến dự án Thanh Hà. Hương cũng bị triệu tập đến làm việc. Lúc này, Hương yêu cầu Thắng trả lại 19 tỷ đồng. 

Số tiền trên sau đó đã được hai bị cáo Thắng và Thanh chuyển trả cho bị cáo Thái Kiều Hương và được bị cáo Lê Hòa Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5 – Công ty Minh Ngân) chuyển thành tiền thanh toán cổ phần của Công ty Vietsan cho Công ty Minh Ngân.

Tại phiên tòa, người đại diện cho Công ty Vietsan có ý kiến, sau khi cơ quan điều tra khởi tố vụ án tại Công ty 1/5 thì hợp đồng giữa công ty Vietsan và Minh Ngân chuyển đổi 6 triệu cổ phần đã bị hủy bỏ. Công ty Vietsan đã chuyển trả cho Công ty Minh Ngân số tiền 93 tỷ, trong đó có 19 tỷ đồng nêu trên.

Đại diện Viện KS cho rằng cần xác minh nội dung Vietsan nêu ra. Để đảm bảo việc xét xử khách quan, toàn diện, đại diện Viện KS đề nghị HĐXX tạm dừng phiên tòa để làm rõ nội dung trên. Sau khi hội ý, HĐXX cho rằng, đề nghị của Viện KS có căn cứ nên cho tạm dừng phiên tòa trong 4 ngày để xác minh lại số tiền 19 tỷ đồng như đề nghị của đại diện VKS.

Dự kiến phiên tòa sẽ tiếp tục vào sáng 2/2.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm