| Hotline: 0983.970.780

Tam Dương chuyển mình

Thứ Sáu 16/08/2019 , 08:35 (GMT+7)

Đặc điểm của huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) là vùng đất chuyển tiếp từ đồng bằng, trung du, miền núi. Bởi thế Tam Dương chia thành ba vùng sinh thái. Địa hình chủ yếu đồi thấp.

Mô hình trồng rau màu, rau màu xen lúa ở Tam Dương.

Tuy xuất phát điểm kinh tế còn nhiều khó khăn, SX nông nghiệp nhỏ lẻ, nhưng Tam Dương đang gấp rút đi những bước cuối cùng, để đạt mục tiêu trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2019…
 

Vùng đất cổ

Năm 1977, Tam Dương sáp nhập vào Lập Thạch, thành huyện Tam Đảo. Năm 1978, Tam Dương tách khỏi Lập Thạch, sáp nhập vào huyện Bình Xuyên. Đến 9/6/1998 Tam Dương lại được tái lập thành huyện mới…

Sự nhập, tách không đem lại cho Tam Dương thay đổi về đời sống, kinh tế. Mảnh đất vốn nghèo, đất đai manh mún, không có nguồn phù sa màu mỡ bồi đắp (Tam Dương chỉ có sông Phó Đáy – một phụ lưu của sông Lô chảy qua) nên SX nông nghiệp có năng suất không cao. Các khoáng sản để tạo ra nguồn thu, tạo ra sự “đổi đời” cũng nghèo nàn, manh mún, ít giá trị như Hoàng Đan có cát sỏi, Thanh Vân, Hướng Đạo có cao lanh, Hoàng Lân có than bùn, Thanh Vân có sắt… 

Mặc dù không được ưu ái về đất đai, nhưng người dân Tam Dương chịu khó làm ăn, suy nghĩ cách canh tác cho hiệu quả, đã tạo ra nhiều vùng đất có cây trồng tốt. Tam Dương từng bước khai thác thế mạnh cây, con, tạo ra nguồn đặc sản có giá trị. Qua nhiều năm, Tam Dương đã ổn định những cây trồng phù hợp như lúa, sắn, cây ăn quả, chè (ở các vùng đồi thấp). Về gia súc, gia cầm có trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt... Các vùng rừng, đồi núi, tận dụng phát triển đàn ong mật…

Trong quá trình canh tác, Tam Dương đã tạo ra một số đặc sản có giá trị, có tiếng trong vùng và lan truyền sang các địa phương khác. Ở Hợp Thịnh, không những nổi tiếng từ lâu là vùng ngô năng suất cao, mà còn tạo ra các giống ngô quý, có nhiều dinh dưỡng và ăn ngon, vị lạ. Ở Đồng Tĩnh có giống dừa ngon, được ví là “dừa Bến Tre của Vĩnh Phúc”. Duy Phiên có giống dưa chuột ăn giòn, một thời đã là hàng đóng hộp xuất khẩu có tiếng.
 

8 năm kiên trì phấn đấu

Kể từ 2011, sau 8 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bước đầu Tam Dương đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Bộ mặt nông thôn Tam Dương đã có nhiều đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn từ 15,4 triệu đồng năm 2011 tăng lên 34 triệu đồng/người năm 2018. 

Hạ tầng thiết yếu được quan tâm xây dựng. 100% số xã đã được quy hoạch và quản lý xây dựng theo quy hoạch NTM. Đường giao thông liên xã liên thôn, nội đồng được cứng hóa, tu sửa, nâng cấp. Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng theo nhu cầu. Hệ thống điện lưới, viễn thông phục vụ SX và nhu cầu sinh hoạt của dân. 

Giáo dục đào tạo được quan tâm đặc biệt. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của dân được đầu tư. Tỷ lệ người tham gia BHYT đạt trên 85%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần theo các năm (năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 2,66%). Các mô hình phát triển SX có hiệu quả được nhân rộng. 

Người dân đã áp dụng rất tốt tiến bộ KHKT vào SX, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng các sản phẩm hàng hóa của huyện như dưa chuột, bí đỏ, su su… góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt trên địa bàn huyện, đã hình thành các vùng SX nông nghiệp hàng hóa tập trung như dưa chuột tại xã An Hòa, thị trấn Hợp Hòa. Su su, mướp tại xã Kim Long. Rau VietGAP tại xã Vân Hội…

Mục tiêu trước mắt của Tam Dương, là chỉ đạo xã Đồng Tĩnh thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM. Phấn đấu hết năm 2019, huyện Tam Dương có 12/12 xã đạt chuẩn NTM. Chỉ đạo 11 xã đã đạt chuẩn NTM tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch xã NTM nâng cao, thôn dân cư NTM kiểu mẫu và xã NTM kiểu mẫu…  

Trong dân gian còn truyền câu tục ngữ nổi tiếng “Lợn Cộng Hòa, gà Tam Dương”. Ấy là vì Tam Dương có giống gà đồi rất được khách hàng ưa chuộng. Ngoài ra, Tam Dương đặc biệt phát triển các loại cây rau ăn quả, cây rau ăn lá ở các vùng đất thích hợp, những vùng đất có khí hậu mát mẻ, gần với Tam Đảo như bí đỏ, su su... Đặc biệt su su và mướp ở xã Kim Long, đã khiến đời sống nhân dân vùng này có thu nhập cao, ổn định canh tác và ổn định cuộc sống.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm