| Hotline: 0983.970.780

Tam Hiệp phát huy lợi thế

Thứ Sáu 17/04/2015 , 15:06 (GMT+7)

Mặc dù không thuộc xã diện, xã điểm nhưng Tam Hiệp đã cơ bản đạt 15/19 tiêu chí và phấn đấu đến năm 2016 sẽ hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM.

Ông Phan Thành Văn, Phó Chủ tịch UBND xã, phấn khởi cho biết, đến nay, xã Tam Hiệp (huyện Châu Thành, Tiền Giang) cơ bản đạt 15/19 tiêu chí NTM. Hiện tại, xã tiếp tục phấn đấu đạt 4 tiêu chí còn lại gồm: tiêu chí số 4 (điện), tiêu chí số 6 (cơ sở vật chất văn hóa), tiêu chí số 7 (chợ nông thôn) và tiêu chí số 17 (môi trường).

Cũng theo ông Văn, trong quá trình xây dựng NTM, Tam Hiệp có nhiều lợi thế để thực hiện đạt các tiêu chí như: Trên địa bàn xã có tuyến quốc lộ 1A dài 1,5 km đi qua cộng với dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận đang triển khai có 2 nhánh rẽ cao tốc (đường dẫn cao tốc) dài 5km đã thúc đẩy ngành thương mại - dịch vụ của xã phát triển khá mạnh.

Hiện Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang hỗ trợ, hướng dẫn các tổ viên tổ hợp tác thực hiện quy trình SX rau theo tiêu chuẩn VietGAP, với quy mô diện tích 10 ha gồm 5 ha trồng cây ngò gai, 5 ha trồng cây rau má… Đây sẽ là cơ hội tốt giúp nông dân thực hiện chuyển dịch cơ cấu SX từ đất trồng lúa sang đất trồng màu theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững, nâng cao thu nhập.

Hàng trăm quán ăn, điểm kinh doanh dịch vụ, nhà máy, kho SX của DN… lần lượt mọc lên; trong đó, các quán ăn lớn như Minh Tâm (3 điểm kinh doanh), Kiều Giang, Hai Hùm, 7 kho gạo của một số DN ở tỉnh Long An… trên đường dẫn cao tốc.

Các đơn vị này đã góp phần giải quyết việc làm cho trên 500 lao động, tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn, giúp xã sớm đạt tiêu chí số 10 (thu nhập), trong khi đối với một số xã khác trong huyện, để đạt tiêu chí này là vấn đề không đơn giản.

Về lĩnh vực giao thông, thủy lợi, xã cũng được hưởng lợi từ những dự án do Trung ương, tỉnh đầu tư trên địa bàn xã như: Dự án tỉnh lộ 878 do tỉnh đầu tư nối huyện Tân Phước (qua KCN Long Giang) và huyện Châu Thành, trong đó có 1 đoạn qua địa bàn xã dài 3,4km, rộng 30 m nối từ xã Tân Lập 1 đến đường dẫn cao tốc;

Dự án đường huyện 39 do Sở Giao thông - Vận tải làm chủ đầu tư nối đường dẫn cao tốc (gần cầu Chợ Bưng) với Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (diện tích 201 ha gồm một phần ấp 7, xã Tam Hiệp và xã Long Định, huyện Châu Thành và huyện Tân Phước) dài trên 4,3 km, kinh phí trên 52 tỷ đồng.

Nhờ vậy, đường Lộ Giồng (đường trục xã) nối đường dẫn cao tốc với đường huyện 39 cũng vừa được tỉnh đầu tư láng nhựa rộng 4m, dài 1,8km đạt chuẩn NTM.

15-05-32_img_4064

Thông qua dự án 5 kênh Bắc QL1A do Sở NN-PTNT làm chủ đầu tư, xã được đầu tư 10 cống thoát lũ và 4 cầu kiên cố (thuộc ấp 3 và ấp 4) với tổng kinh phí trên 63 tỷ đồng…

Về tiêu chí số 5 (trường học), Tam Hiệp là xã đầu tiên của huyện có 3 cấp học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở (3 trường) đạt chuẩn quốc gia; trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường mầm non và tiểu học được thực hiện dưới hình thức xã hội hóa thông qua tài trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tiền Giang (mỗi trường được tài trợ trên 15 tỷ đồng).

Nhằm nhân rộng mô hình trồng rau màu (ngò gai, rau má, cần tàu…) mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như để phấn đấu đạt tiêu chí số 13 (hình thức tổ chức SX), trong năm 2014, xã đã thành lập Tổ hợp tác rau an toàn ấp 3 và ấp 4, được DNTN Ngọc Yến ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trong thời hạn 5 năm (từ 2014 - 2019) với yêu cầu áp dụng quy trình SX theo hướng an toàn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm