| Hotline: 0983.970.780

Tâm huyết với điều, nông dân sống khỏe

Thứ Tư 09/04/2014 , 11:01 (GMT+7)

Rất nhiều nông dân đã chứng minh khi họ chăm sóc, cải tạo vườn điều hiệu quả, loại trái thơm bùi này sẽ cho gia đình khoản thu nhập khá và đều đặn.

Thuận lợi lớn nhất là Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Điều VN (Vinacas) đang có nhiều chính sách và việc làm cụ thể, quyết tâm giúp nông dân cải tạo vườn điều để nông dân có thể yên tâm canh tác…

VÌ SAO PHẢI CẢI TẠO?

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cây điều nước ta phát triển rất nhanh, từ thập niên 80 thế kỷ trước, cây điều được đưa vào cơ cấu cây trồng (lâm nghiệp), đến năm 1990 trở thành một trong những cây công nghiệp lâu năm XK chủ lực. Chỉ tính riêng năm 2013, kim ngạch XK điều đạt trên 1,65 tỷ USD.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều diện tích điều bị đốn bỏ chuyển sang trồng các cây khác có lợi thế so sánh cao hơn; năng suất và sản lượng điều giảm sút; hiệu quả SX điều thấp so với một số cây trồng khác như cao su, cà phê, hồ tiêu.

Nguyên nhân chính là do chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng, phát triển vùng SX điều nguyên liệu, người trồng thiếu động lực trong việc đầu tư, áp dụng TBKT sử dụng giống mới, diễn biến thời tiết bất thuận dẫn đến năng suất thấp.

Đến nay, diện tích điều cả nước chỉ còn khoảng 310.000 ha, năng suất bình quân 9,1 tạ/ha, sản lượng 285.000 tấn, chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu chế biến điều trong nước (60% nguyên liệu phải nhập khẩu).

Trước tình hình này, Bộ NN-PTNT đã đưa ra chính sách, giải pháp phát triển ngành điều bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tái canh, cải tạo vườn điều. Hiện diện tích điều già cỗi, sâu bệnh nhiều, giống không đạt yêu cầu cần trồng tái canh, cải tạo tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Gia Lai, Bình Định.

Mục tiêu đến năm 2020 tái canh, cải tạo được 60.000 ha, đưa tổng diện tích điều lên 350.000 ha, năng suất bình quân đạt 15 tạ/ha, sản lượng nâng lên 450.000 tấn. Nhiều chính sách và giải pháp về tín dụng, KHKT được Cục Trồng trọt và Vinacas từng bước chuyển giao cho nông dân để đẩy mạnh thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, ghép cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

KHỎE NHỜ ĐIỀU

Nhiều hộ nông dân đã chứng minh gia đình họ có thể sống ổn định, thậm chí nhiều người còn có chút “của ăn của để” nếu biết cách khai thác tốt vườn điều.

Đơn cử như tại vùng điều trọng điểm Bình Phước, có khá nhiều hộ dân và nhóm phát triển điều đã biết cách chăm sóc, cải tạo vườn điều để đạt năng suất từ 15 - 30 tạ/ha. Tại nhóm phát triển điều bền vững xã Tiến Hưng (huyện Đồng Phú) có 38 hộ trồng điều, diện tích 116 ha, tuổi vườn điều trên 20 năm, trồng bằng cây thực sinh, năng suất bình quân của toàn nhóm đạt 15 - 18 tạ/ha.

Hộ bà Đỗ Thị Ngát, xã Tiến Hưng trồng 2 ha điều 23 năm tuổi, liên tiếp nhiều năm đạt năng suất 30 tạ/ha. Nhờ có nhiều giải pháp để cải tạo vườn điều nên ngay cả những thời điểm bất lợi về thời tiết (như năm 2012 - 2013), năng suất vườn cây của bà Ngát vẫn gấp hơn 2 lần mức trung bình của cả nước (trên 20 tạ/ha).

Còn hộ ông Hoàng Văn Hữu xã Phú Nghĩa (huyện Bù Gia Mập) có tới 13 ha điều trồng từ năm 1990 bằng cây thực sinh, cho năng suất từ 25 - 30 tạ/ha. Mỗi vụ thu hoạch, gia đình ông Hữu thu về cả tỷ đồng từ tiền bán điều, chưa kể các thu nhập từ cây, con phụ khác xen canh trong vườn.

Để đạt được những thành quả trên, những hộ này luôn có ý thức chăm sóc vườn rất cẩn thận, chu đáo. Đặc biệt là công tác làm cỏ cho vườn cây; hàng năm bón phân 2 lần trước khi cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả; phun thuốc trừ sâu, bệnh sau khi cây rụng lá, phát hiện và kịp thời diệt trừ sâu đục thân, đục cành… Qua nhiều năm gắn bó vườn cây, các hộ trên đã chứng minh rằng, nếu tâm huyết với cây điều, gia đình họ vẫn hoàn toàn sống khỏe!

THÀNH LẬP BAN NÔNG NGHIỆP - NÔNG DÂN TRỒNG ĐIỀU

Vinacas vừa có Quyết định số 06/2014/QĐ-HHĐ về việc thành lập Ban Nông nghiệp - Nông dân trồng điều trực thuộc Vinacas. Đây là Hiệp hội đầu tiên thành lập hẳn một ban chuyên chăm lo về các vấn đề nông nghiệp, nông dân; tham gia giúp bà con trồng điều từng bước cải tạo vườn, nâng cao năng suất, sản lượng và tạo thu nhập cao hơn trên vườn điều.

 

Xem thêm
'Bóc’ các điểm chăn nuôi lợn quy hoạch đầu nguồn nước

QUẢNG TRỊ Sau một loạt các sự cố môi trường trong chăn nuôi, UBND tỉnh Quảng Trị đã quyết định đưa ra khỏi quy hoạch điểm chăn nuôi lợn đầu nguồn nước.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm