| Hotline: 0983.970.780

Tấm lòng 'mẹ Hiên' trong ngôi nhà tình thương đầy ắp tiếng cười

Thứ Bảy 10/11/2018 , 13:15 (GMT+7)

Hơn 10 năm nay, trong ngôi nhà tình thương Vinh Sơn - Phaolô (thôn Trung Lao, xã Trung Đông, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) luôn đầy ắp tiếng cười của những đứa trẻ, cụ già neo đơn, tàn tật...

Vừa làm mẹ, vừa làm con

Tôi tìm đến ngôi nhà tình thương Vinh Sơn - Phaolô vào một buổi chiều qua sự giới thiệu của người bạn học cùng trường. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là những đứa trẻ đang nói cười, nô đùa vui vẻ trên hiên nhà.

Thấy khách lạ, nữ tu Nguyễn Thị Hiên (SN 1961) mời chúng tôi vào phòng khách uống nước. Dì Hiên bảo, ngôi nhà tình thương này được xây dựng từ năm 2007, do dì sáng lập. Mọi kinh phí để hoàn thiện ngôi nhà này được dì đi xin ở nhiều nơi.

nh-1-7140553465
Mẹ Hiên nô đùa bên các con

Tôi hỏi: Từ đâu, dì lại có ý tưởng thành lập ngôi nhà tình thương này? Dì Hiên kể: “Tận mắt chứng kiến nhiều hoàn cảnh neo đơn, các cụ già tàn tật, không người thân chăm sóc nên dì đồng cảm với số phận của họ. Từ đó, trong đầu dì nảy ra ý định mong muốn được thành lập ngôi nhà tình thương, kêu gọi mọi người giúp đỡ những hoàn cảnh đáng thương đó”.

Những ngày đầu ngôi nhà tình thương đi vào hoạt động, dì Hiên đã dang tay đón nhận các cụ già tàn tật, neo đơn và những em nhỏ bị bỏ rơi về ngôi nhà này sinh sống. Điều kiện kinh tế khó khăn, công việc không ổn định nên có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Ai cho bó rau, lạng thịt, củ sắn, củ khoai… dì Hiên đều nhận hết.

Để tiện chăm sóc, cơm nước hàng ngày cho các cụ già và những em nhỏ, dì Hiên chỉ làm những công việc lặt vặt quanh nhà, kiếm đồng ra đồng vào để có tiền mua thức ăn cho mọi người. Nhiều hôm nhà hết gạo, tiền cạn túi, dì phải chạy ra ngoài chợ xin người dân gạo, rau, thức ăn để về lo bữa cơm cho các con và các cụ già.

Dì Hiên nhẩm tính, mỗi ngày dì phải bỏ tiền túi từ 2-3 trăm nghìn đồng để mua thức ăn cho các con và các cụ. Theo dì Hiên, mỗi bữa dì phải nấu ăn theo 2 chế độ ăn khác nhau, các cụ già ăn theo chế độ dành cho các cụ và chế độ ăn dành cho các em nhỏ cũng khác.

nh-6140555430
Ngôi nhà tình thương, nơi các cụ già và những em nhỏ sinh sống

“Nói thật với em, nhiều lúc trong nhà không còn gì, dì phải ra chợ xin người dân mớ rau, ít gạo, thức ăn để về lo bữa ăn cho các cụ già và những đứa trẻ. Dì nhịn đói còn được, chứ trẻ nhỏ, cụ già nhịn đói thì dì lo lắm”, dì Hiên phân trần.

Mỗi ngày, dì chỉ được chợp mắt được khoảng 4-5 tiếng. Chưa một đêm nào, dì được 1 giấc ngủ sâu, trọn vẹn. Dì chấp nhận hi sinh tất cả để các con có cuộc sống vui tươi hơn và các cụ già neo đơn, tàn tật được hưởng trọn niềm vui cuối đời.

“Ngày nào cũng vậy, dì phải thức khua, dậy sớm để chăm lo cho mọi người. Dì đã chấp nhận đón nhận họ về ngôi nhà này thì phải chăm sóc như người thân của chính mình. Dì coi những đứa trẻ như con của mình, các cụ già là cha mẹ mình...”, dì Hiên nói.
 

Nếu dì không nhận, đứa trẻ sẽ bị vứt bỏ

Hơn 10 năm nay, ngôi nhà chung này đã đón nhận nhiều trẻ em và cụ già neo đơn, tàn tật. Hiện tại, dì Hiên đang nuôi 7 người mù, 1 người não úng thủy, 3 người thần kinh, 3 người cô đơn, tàn tật, 10 trẻ em và 1 người đang mang bầu. Những đứa trẻ lớn lên trong vòng tay yêu thương của “mẹ” Hiên. Các cụ già được chăm sóc chu đáo, tận tình dưới bàn tay gày gò của người con bất đắc dĩ.

Mỗi người một số phận nhưng lại được sống chung dưới một mái nhà. Ngôi nhà ấy tuy đã xuống cấp nhưng trong ngôi nhà luôn đầy ắp tiếng cười, nô đùa của bọn trẻ. Chúng hồn nhiên, vui tươi, tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng.

Không chỉ được chăm sóc chu đáo, mà em nhỏ cũng được đến trường học như bao đứa trẻ khác. Dì Hiên tâm sự rằng: “Dù khó khăn đến mấy, dì cũng cho bọn trẻ đi học để sau này thành người”.

Như hiểu được nỗi vất vả của “mẹ” Hiên nên bọn trẻ rất ngoan ngoãn, yêu thương nhau, “một điều dạ, hai điều vâng”. Chưa bao giờ bọn trẻ đánh, chửi nhau khiến “mẹ” Hiên phải buồn phiền.

Trong số các em nhỏ, dì Hiên đặc biệt quan tâm đến bé Mai Chi (3 tuổi). Mai Chi đang bị mắc bệnh não úng thủy, một trong những căn bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Căn bệnh đã hành hạ Mai Chi suốt 3 năm qua.

nh-2-4140553960
Bé Mai Chi được dì Hiên chăm sóc chu đáo, tận tình

Bé Mai Chi đến với ngôi nhà tình thương vào một ngày cuối năm 2015. Khi đó, có một nhóm, khoảng 5 người đưa bé đến nhà tình thương Vinh Sơn - Phaolô nhờ dì Hiên nuôi. Thời điểm ấy, bé Mai Chi mới hơn 2 tháng tuổi.

Dì Hiên kể: “Hôm đó, có khoảng 5 người đi ô tô đưa cháu bé đến nhà tình thương nhờ dì nuôi. Dì có yêu cầu họ cung cấp địa chỉ, người nhà của cháu bé nhưng họ không nói và chỉ bảo rằng nhặt được đứa bé ở một phòng trọ trên thành phố Nam Định.

Dì ngần ngại không dám nhận đứa bé vì không rõ thông tin về đứa trẻ này. Thì một người trong nhóm có nói, nếu dì không nhận nuôi thì trên đường về, chúng tôi sẽ vứt bỏ đứa trẻ ở vệ đường. Lo lắng, sợ nhóm người này làm thật nên dì chấp nhận nuôi bé”.

Đến tối cùng ngày, thì Mai Chi có biểu hiện co giật, mơi sữa. Lo lắng đến tính mạng của Mai Chi, dì Hiên nhanh chóng chuẩn bị đồ đạc đưa Mai Chi lên Bệnh viện Nhi Nam Định khám. Tại đây, bác sĩ thông báo, Mai Chi bị bệnh não úng thủy, chỉ sống được vài ngày nữa, không có hi vong sống.

Nhận kết quả từ phía bệnh viện mà chân tay dì Hiên như rụng rời. Dì khóc cạn nước mắt, thương bé Mai Chi vô cùng. Đưa Mai Chi về nhà, dì Hiên chăm sóc chu đáo, để bé có ra đi thì cũng ra đi trong thanh thản. Nhưng điều kỳ diệu đã đến với Mai Chi, mấy ngày sau sức khỏe Mai Chi ổn định và ăn tốt hơn. Mai Chi thoát khỏi “cửa tử” và sống cho đến ngày hôm nay.

Dẫn chúng tôi đi thăm Mai Chi, tôi không khỏi xót xa trước hình ảnh một cháu bé với cái đầu to, chân tay gầy gò, teo tóp đang nằm im trên chiếc giường. Vừa xoa tay lên đầu Mai Chi dì Hiên vừa khóc: “Khổ thân con. Con chỉ nằm im một chỗ, không được nô đùa như những đứa trẻ khác…”.

Dì Hiên dẫn tôi qua phòng bên để thăm các cụ già neo đơn, tàn tật. Trong số các cụ già đang sinh sống tại đây, cụ Nguyễn Thị Nhiệm là cao tuổi nhất, 96 tuổi. Đôi mắt cụ tuy không nhìn thấy gì nhưng cụ rất khỏe và minh mẫn.

nh-3-5140554429
Căn phòng dành cho các cụ già

Tôi hỏi: Cụ được đưa vào đây lâu chưa? Cụ Nhiệm đáp: Tôi vào đây được mấy năm nay rồi. Cụ còn nhớ quê cụ ở đâu không, tôi hỏi tiếp. Cụ Nhiệm đáp lại: Quê tôi ở dưới xã Trực Cường, huyện Trực Ninh.

Đang trò chuyện với cụ Nhiệm, tôi nghe thấy giọng la hét ở phòng bên. Tôi chưa kịp hỏi, dì Hiên đã thốt lên: “Bé gái bên đó bị bệnh tâm thần, hay la hét, nếu cứ thả ra ngoài là chạy đi lung tung ngoài đường, nên dì phải nhốt vào trong nhà, khóa cửa lại”.

Khi được hỏi về ước nguyện, dì Hiên mong muốn: “Ngôi nhà tình thương rất mong muốn được sự giúp đỡ, ủng hộ của các nhà hảo tâm để các em nhỏ, cụ già có cuộc sống vui tươi hơn, bữa ăn đầy đủ hơn...”.

nh-4-5140554946
Một bé gái mắc bệnh tâm thần nên phải nhốt lại trong nhà
“Từ ngày ngôi nhà tình thương được thành lập, dì đã phải chia tay gần 20 cụ vì bệnh tật, tuổi cao sức yếu. Cụ nào cũng được dì lo hậu sự chu đáo. Chỉ mong rằng các cụ còn đang sinh sống trong ngôi nhà tình thương mạnh khỏe, vui tuổi già”, dì Hiên tâm sự.

 

(Kiến thức gia đình số 45)

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất