| Hotline: 0983.970.780

Tầm nhìn... Thu Thương

Chủ Nhật 07/07/2019 , 07:40 (GMT+7)

Nguyễn Thị Thu Thương sinh năm 1983 tại xã Nam Phong, Phú Xuyên, Hà Nội. Thương không thể ngồi hay đứng mà chỉ nằm và lăn tròn như đứa trẻ, bởi vì mỗi lần ngồi dậy rất đau đớn khi xương bị gãy...

Về đến thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, nơi có xưởng làm tranh giấy của Thương Thương, cô bé tật nguyền xương thủy tinh vừa được nhận giải thưởng “Tầm nhìn Phụ nữ” (Women Vision Award) 2015 do HIWC trao tặng cho người phụ nữ đem lại nguồn cảm hứng, những bạn trẻ ở xưởng làm tranh của Thương, không một ai lành lặn, nhưng đã luôn cùng nhau nỗ lực để có những tiếng cười rộn ràng như thể họ chưa bao giờ vượt qua tuổi nhỏ của mình.
 

Cô gái năng động...

Con đường về nhà Thương phải đi qua vài cánh đồng đang mùa cấy nhộn nhịp, hỏi nhà Thương, từ đầu làng mọi người đã biết và chỉ đường rất nhiệt tình.

Căn nhà lợp mái tôn xanh giản đơn và không nhiều đồ đạc, chỉ có vài cái bàn cho các bạn nhân viên ngồi làm việc, còn Thương, bà chủ chỉ cao khoảng 80cm, nặng hơn 20 kg, đôi chân teo tóp, chỉ có thể nằm lăn người như trái bóng trên chiếc phản gỗ sát mặt đất phía trong căn nhà. Thế mà trời lại ban cho Thương giọng nói rất vang và lém lỉnh.

hinh-nh-4174006463
Với nụ cười luôn nở trên môi, Thu Thương đang kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời và xưởng làm tranh giấy của mình.

Khác hẳn với cái vẻ ngoài bé nhỏ ấy, Thương có thể nói chuyện và điều khiển được công việc liên tục trong nhiều giờ, tư duy nhanh nhạy của Thương có thể vừa nói chuyện với chúng tôi, vừa bán hàng qua mạng, chát, trò chuyện với khách hàng “nhoay nhoáy” với những ngón tay bé xíu như tay trẻ lên ba bằng chiếc điện thoại của mình.

Bên cạnh chiếc giường là đủ thứ vật dụng để có thể giúp Thương xoay tròn trong bán kính của cơ thể sử dụng. Một chiếc máy tính xách tay, 2 chiếc điện thoại, rất nhiều xạc pin, điều khiển quạt, điều khiển tivi...

Đôi khi tôi tự hỏi, cô gái xương thủy tinh ấy, với hệ xương có thể gãy bất cứ lúc nào, lấy đâu ra sức lực để có thể làm việc qua mạng, chỉ đạo nhân viên cũ, truyền dạy nhân viên mới công việc gấp giấy Nhật Bản (nghệ thuật Quyinlling), nói liên hồi về giá cả, sản phẩm mà không quên bất cứ chi tiết nào... Và thay vì câu trả lời, Thương cười một tràng sảng khoái đầy quen thuộc: “Em quen rồi anh ạ, công việc đã cho em sức mạnh đấy, và vì tất cả các bạn tật nguyền đã đến với em!”.
 

Tuổi thơ nhọc nhằn

Tuổi thơ của Thương là những giọt nước mắt đau đớn nối dài khi hết lần này tới lần khác bị gãy xương, có khi chỉ là thay bộ đồ, có khi ngã, có khi chị em bạn bè vui đùa va phải... bất cứ va chạm nào cũng có thể khiến Thương đau lắm, phải nằm bất động nhiều tháng.

hinh-nh-6174006609
Thu Thương bên cạnh những người bạn.

Cho đến khi Thương bước sang tuổi 18, trong một lần muốn chơi trò trốn tìm cùng cô giáo dạy tình nguyện (để cô phải đi tìm khi cô đến), Thương nhờ mẹ bế xuống phòng làm việc của mẹ để trốn, trong dáng nằm bất động, Thương nhìn thấy mẹ cặm cụi bên chiếc máy may, không để ý gì đến xung quanh, dáng mẹ gầy hao mòn già hơn tuổi của mẹ.

Chiếc máy may với mỗi sản phẩm được mười nghìn, hai mươi nghìn ấy, đã nuôi sống cả gia đình Thương, nuôi các anh chị em ăn học và cả chăm sóc cho Thương với rất nhiều tỉ mẩn, trong khi đó, Thương không giúp đỡ được gì cho mẹ mà chỉ ăn rồi nằm.

Đúng lúc một người hàng xóm đến lấy hàng, buột miệng hỏi: “Thế xuống đây làm gì, có giúp được gì mẹ đâu mà xuống!”. Câu nói tưởng chừng vô tình ấy, đã đánh thức sự suy ngẫm của một cô gái vốn nhiều khát vọng tiềm ẩn chưa có dịp bộc lộ. Thương muốn làm một điều gì đó để ít nhất là tự lo được cho chính mình để mẹ cha đỡ vất vả.
 

Biến ước mơ thành hiện thực

Thương kể: Ngay sau lần chơi trốn tìm ấy, tôi nhớ lại mình đã từng được xem một chương trình trên tivi nói về những người khuyết tật không từ bỏ hy vọng, đó là những lớp học mà học viên đều là những người thiệt thòi như tôi. Tôi xin mẹ cho tôi đến cơ sở học nghề, ở đây tôi được học nghề thủ công lưu niệm, biết làm đồ handmade (đồ dùng thủ công làm bằng tay), nghề đan cườm, đan len. Đôi tay tôi yếu, không thể ngồi được, học cái gì với tôi cũng không hề dễ dàng, bù lại với quyết tâm, nên cuối cùng tôi đã thành thạo những món nghề đã học.

Học được rồi, tôi bắt tay vào làm, sản phẩm đầu tay của tôi bán được 27.000 đồng (đó là năm 2004) mà khiến hai mẹ con tôi ôm nhau khóc vì hạnh phúc. Tôi bắt đầu tập trung vào làm nhiều sản phẩm hơn như khăn len, đèn, túi đan bằng hạt cườm... Lúc đầu sản phẩm bán không chạy, tôi đã nghĩ đến việc đưa các sản phẩm lên mạng bằng vốn kiến thức máy tính "học lỏm" được từ các em mình. Rồi sự chia sẻ, giúp đỡ của những người bạn cùng cảnh ngộ ở nhiều nơi, những người yêu mến sản phẩm của tôi ngày càng nhiều, công việc tôi làm không hết. Tôi bắt đầu dùng mạng xã hội, mở website bán hàng chuyên nghiệp.

hinh-nh-1174006247
Thu Thương cho chúng tôi xem bức tranh do chính tay mình làm ra.

Tôi bắt tay vào thực hiện ước mơ của mình là giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Tôi từng bước từng bước tiến tới: Đầu tiên là mở một cửa hàng nho nhỏ ở Hà Nội, rồi thuê các em khuyết tật, dạy các em làm, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho các em.

Những loại hình handmade cũng được mở rộng, trong đó có lẽ được khách hàng yêu thích nhất là sản phẩm tranh giấy cuốn. Trong suốt 10 năm làm cật lực, dư ra chút tiền nào, tôi lại dành dụm tiết kiệm để sau này lo cho cha mẹ già và thực hiện ước mơ của tôi: có một trung tâm dạy nghề dành cho trẻ khuyết tật.

Và sáng Chủ nhật ngày 16/3/2014, tại mảnh đất của cha mẹ tôi tại thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, tôi đã khai trương Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương, biến ước mơ ấp ủ suốt 10 năm trời thành hiện thực. Dù vẫn còn thiếu thốn nhiều, nhưng tôi đã dồn mọi khả năng của mình và cũng được mọi người trợ giúp để Trung tâm được khang trang nhất có thể. Trung tâm vừa là nơi tôi dạy nghề làm tranh giấy cuộn cho các bạn trẻ khuyết tật, vừa là xưởng sản xuất.

Ngay khi khai giảng, Trung tâm của tôi đã đón nhận 13 em vào lứa học đầu tiên. Mỗi em mang trong mình một khiếm khuyết hình thể hoặc tâm lý, nhưng tất cả các em, giống như "chị Thương" của chúng, đều tích cực, cần mẫn tự lao động, để sống, để có một cộng đồng nhỏ, để sẵn sàng hòa nhập vào cộng đồng lớn cuộc đời.

hinh-nh-7174006657
Các bạn trẻ tại xưởng tranh giấy của Thu Thương đang miệt mài làm việc.

Hiện nay, Trung tâm Dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương có trên 10 lao động là người khuyết tật, họ đến từ nhiều vùng quê khác nhau trong đó phần lớn là tại Phú Xuyên là quê hương tôi. Lương tháng của các em tùy vào sức khỏe và tay nghề. Có em làm tháng hơn 2 triệu, có em khoảng 1,5 triệu. Các em khuyết tật đến trung tâm đươc hỗ trợ 80% phí ăn ở, học nghề miễn phí.

Để bán sản phẩm tôi đã mở thêm Công ty Cổ phần Thương mại và sản xuất Thương Thương Handmade ở quận Đống Đa, Hà Nội và một website để tiện bán hàng. Sản phẩm chủ yếu là mặt hàng lưu niệm handmade như tranh, hộp card, hộp cắm bút, hộp trang sức 5 mặt, hộp bàn cờ, các loại tranh phong cảnh trang trí bằng giấy cuốn, tranh chân dung, tranh logo thương hiệu của các công ty.

"Tôi thường nói với các em rằng, chúng tôi dù là người khuyết tật, song sẽ phải mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tranh giấy đẹp và tinh tế hết mức có thể, như thế mới mong có thể tồn tại được lâu dài, mặc dù đời sống không dư giả gì, nhưng đó là cách chúng tôi dựa vào nhau để tồn tại", Thương tâm sự.

Và Thu Thương, một người may mắn hơn vì luôn có gia đình hậu thuẫn, một người mẹ dù cả đời làm lụng vất vả nhưng đến bạc đầu vẫn chăm nom, bế ẵm Thương như hồi bé dại đã tạo nên một mái ấm mới cho các em, ở đó họ được vui đùa, được làm việc, được bay bổng với những bức tranh giấy, và được yêu thương với trái tim lành lặn và biết rung động chân thành...

(Kiến thức gia đình số 27)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm