| Hotline: 0983.970.780

Tâm tư của vị thứ trưởng

Thứ Sáu 04/02/2011 , 09:12 (GMT+7)

Chúng tôi hẹn gặp Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đúng dịp ông vừa cho ra mắt cuốn sách "Một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng NTM ở nước ta".

Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng
Chúng tôi hẹn gặp Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, đúng dịp ông vừa cho ra mắt cuốn sách "Một số vấn đề cần quan tâm trong xây dựng NTM ở nước ta".

Lật mấy trang, tôi chợt dừng lại trước những nhận định: Đảng ta khẳng định Nhà nước là của dân, do dân, vì dân; nhưng thực tế hiện nay mong muốn đó của Đảng ta chưa được trọn vẹn, không ít xã đã nổi lên “nhóm lợi ích” khó hiểu, đã tạo ra mâu thuẫn ngầm về kinh tế trong nông thôn. Mặt khác, cơ cấu cư dân nông thôn rất đa dạng, chênh lệch khá xa về kiến thức xã hội, văn hoá. Số đông là nông dân có trình độ, đời sống vật chất, tinh thần thấp đang gặp nhiều khó khăn, bức xúc; cán bộ hưu trí, quân nhân phục viên, giáo viên, đội ngũ công chức xã đang có nhiều tâm tư khác nhau, và đang nổi lên nhiều mâu thuẫn phức tạp trong nông thôn… Đã nhiều giai đoạn, chúng ta từng xác định “Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” nhưng cái “hàng đầu” ấy đang dở dang và ít ai say sưa, hoặc nói một đằng làm một nẻo, nhiều chính sách không đến được với dân…

Xin trích hơi dài để bạn đọc suy ngẫm. Có thể có ý kiến này ý kiến khác về nhận định trên nhưng chắc một điều nó chỉ có thể thốt ra từ một người lo cho nông thôn, nông dân thực lòng. Tôi mở đầu câu chuyện với thứ trưởng Hồ Xuân Hùng về vai trò của người nông dân trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, ông cho biết:

- Từ thời kháng chiến giải phóng dân tộc, Đảng ta đã đặc biệt coi trọng giai cấp nông dân. Liên minh công - nông được xác định là nòng cốt. Trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay, liên minh ấy vẫn được củng cố và tăng cường, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng nông nghiệp - nông thôn giai đoạn mới. Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ 7 khoá X cũng đã khẳng định, nông dân giữ vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn ở Việt Nam.

Nông dân được xác định giữ vai trò quan trọng, vậy trong những năm qua, Nhà nước đã có sự đầu tư, giúp đỡ đối với lực lượng đông đảo này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Có thể nói, Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho người nông dân ngày càng nâng cao vị thế của mình trong xã hội. Ví dụ chuyện học hành thì con em nông dân từ vùng sâu vùng xa đến con em ở đồng bằng đều được quan tâm đặc biệt. Hay gần đây là chính sách bảo hiểm cho người lao động là con em nông dân, hoặc các chính sách hỗ trợ đầu tư cho nông thôn như điện, đường, trường trạm…

Tôi cho rằng, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới người nông dân ở cả hai mặt. Mặt thứ nhất, đó là hết sức chú trọng nâng cao đời sống tinh thần của người nông dân, tạo cho họ môi trường yên tâm sống và làm việc. Thứ hai là hỗ trợ về mặt kinh tế, đó là tập trung đầu tư phục vụ sản xuất cho người nông dân. Ví dụ xây dựng các công trình thuỷ lợi, hệ thống nước sạch, miễn thuế nông nghiệp…

Là người đi lên từ cơ sở, bây giờ phụ trách mảng nông thôn, xây dựng NTM; Theo thứ trưởng thì trong những năm qua, bộ mặt nông thôn và người nông dân thay đổi như thế nào?

Nếu nói cả quá trình dài thì bộ mặt nông thôn Việt Nam thay đổi rất lớn. Thời niên thiếu của chúng tôi thì nông thôn Việt Nam, không chỉ vùng quê tôi, mà khắp nơi, từ vườn tạp, đường sá rất bẩn. Cả làng tôi chỉ có ba giếng nước khơi, bây giờ thì 100% gia đình có giếng; đường làng thì phần lớn ô tô xe máy đã vào được. Ngày tôi còn công tác ở Nghệ An, có những nơi ô tô chỉ dừng được ở đường lớn, còn muốn vào xã thì phải bắt xe ôm mất mấy tiếng nữa. Bây giờ thì khác rồi. Không nơi nào không có trường tiểu học hay trung học cơ sở nữa. Bệnh xá nơi nào cũng có, tuy chưa phải đã đáp ứng hết được nguyện vọng của dân nhưng so với trước đây thì đã tốt hơn rất nhiều.

Tôi cũng đã đi hết 63 tỉnh thành của cả nước, có thể nói, chỗ ăn chỗ ở của người dân cũng đã thay đổi nhiều lắm. Nếu so về nhịp điệu thì trong 20 năm Đổi mới phát triển nhanh hơn. Đó là điều phải ghi nhận.

Thứ trưởng vừa nói đến quê Nghệ An của mình. Được biết, Thứ trưởng từng là Chủ tịch tỉnh Nghệ An và nổi tiếng là người có những quyết sách táo bạo. Vùng đất này cũng nổi tiếng sinh ra những người tài danh cho đất nước, vậy ở quê ông thay đổi ra sao?

Cùng với cả nước thì Nghệ An cũng có những tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với tiềm năng thì quả nhiên Nghệ An có chậm so với các vùng miền khác. Cũng nhiều người hỏi tôi: Nghệ An có tiềm lực thật không ông Hùng? Tôi trả lời: Có thật. Có cả tài nguyên khoáng sản, cả tiềm lực con người. Và có lẽ, đây là tỉnh có khá đầy đủ các tiềm lực, nhưng nhịp điệu phát triển có chậm hơn so với cả nước. Không chỉ tôi mà nhiều người dân và lãnh đạo Nghệ An cũng biết điều này.

Gần đây, chúng ta thực hiện Chương trình xây dựng NTM, điều này rất thiết thực và người dân tỏ ra rất phấn khởi. Chương trình đang ở giai đoạn sơ khai nhưng con đường đi thì đã tương đối rõ. Tuy nhiên, thưa Thứ trưởng, việc vận động người dân đi trên con đường mới ấy, có nhiều người cho rằng không phải dễ; bởi nguồn lực ở dân bây giờ có lẽ chỉ có sức người, vật chất thì dân còn nghèo, sức đóng góp hẳn nhiên là có hạn… Ý kiến của ông ra sao về vấn đề này?

Chúng ta không bàn tới mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM nữa vì nó quá tốt rồi. Bây giờ, việc không đồng hành theo tôi phải xem cả hai phía. Tôi vẫn có cảm nhận rằng có cái gì đó ở phía trên, ở thượng tầng, chưa có sự thống nhất cao. Thực sự chưa chung tay. Hầu hết cán bộ của chúng ta đều từ con em nông dân mà ra. Nhưng khi có chức, có tước lại ngoảnh lưng lại nông thôn, ngoảnh lưng vào chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Điều đó khiến tôi rất buồn. Buồn lắm!

Đến bây giờ, một sự chung tay để xây dựng NTM nhằm làm một điều gì đó trả nghĩa, trả ơn cho nông dân, vẫn chưa có sự đồng thuận lắm. Không phải tôi nhìn vào việc bố trí ngân sách, tôi muốn nói đến sự đồng lòng đi trên một con đường giúp đỡ người dân.

"Là người Việt Nam, ai đó không có quê để về, không có quê để nhớ chắc là buồn lắm, thiếu một cái gì đó ghê gớm lắm trong cuộc sống tinh thần của họ”, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng

Quốc gia nào cũng vậy, sau chiến tranh phải khoan thai sức dân. Từ khi giải phóng đất nước đến nay thời gian đã khá dài, nhưng đấy lại là thời gian chúng ta huy động sức dân quá nhiều để xây dựng đất nước; người dân lại tiếp tục phải thắt lưng bụng xây dựng XHCN. Mãi đến gần đây, Chính phủ mới có một số chính sách khoan thai sức dân. Cho nên bây giờ, việc đặt vấn đề tiếp tục huy động sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, tôi cho rằng đó là việc làm chưa đúng. Chủ trương của Đảng và Nhà nước không đặt vấn đề như vậy.

 Huy động nội lực là chính, tạo điều kiện cho người dân làm chủ, là chủ trương đúng nhưng cái gì người dân không làm được thì Nhà nước phải làm. Cái gì về phúc lợi công cộng, về cộng đồng dân cư thì Nhà nước phải quan tâm chứ? Vậy mình huy động sức dân ở cái gì? Làm trong nhà, trong vườn thì rõ ràng người dân phải làm. Còn bây giờ bắt dân góp tiền làm công trình nước sạch như thành phố thì dân không thể làm được…

Chương trình NTM hiện tại được người dân hết sức quan tâm, kỳ vọng, nhưng để tránh làm nửa vời, không hiệu quả, dẫn tới sự nghi ngờ trong dân thì theo tôi cần lắm sự đồng thuận của toàn xã hội.

Xin cám ơn thứ trưởng!

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Bộ NN-PTNT đứng đầu về chỉ số cải cách công vụ

Với số điểm đạt 94,4%, Bộ NN-PTNT đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ về chỉ số cải cách chế độ công vụ trong bảng xếp hạng PAR Index 2023.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.