| Hotline: 0983.970.780

Tâm tư tiền nhân còn soi rọi đến hôm nay

Chủ Nhật 21/08/2016 , 08:01 (GMT+7)

Hiếm có một con người lúc đương thời cũng như khi khuất bóng để lại những dấu ấn huyền thoại và một hình tượng cao đẹp như nhà bác học Lê Quý Đôn. Hình như trời nam, đất Việt đã tụ hội trong con người ông những phẩm chất khác thường.

08-42-17_trng-32
Tượng đài Lê Quý Đôn

 

Tài hoa, thông tuệ, uyên bác ở nhiều lĩnh vực từ văn chương, địa lý, triết học, tôn giáo, lịch sử, phong tục, kinh tế chính trị xã hội. Lĩnh vực nào cũng tìm thấy sự tỏa sáng trong tâm hồn ông, trong phong cách thể hiện tác phẩm của ông.

Người đương thời đã ví ông như một ngôi sao sáng trên bầu trời. Như nhiều người đã biết, trong cuộc đời của Lê Quý Đôn, ông có hai hoài bão lớn: Một là cải cách và pháp chế để đưa đất nước đi lên trên con đường thái bình, thịnh trị. Hai là đọc sách và viết sách cuộc đời. Ở hoài bão thứ 2 ông đã để lại một di sản văn hóa trí thức về nhiều lĩnh vực với hàng chục bộ sách từ: Kiến văn, tiểu lục, Vân đài loại ngữ, Quế đường thi tập, Phủ biên tạp lục.v.v….

Hầu hết các tác phẩm của ông đều thể hiện bằng thi pháp bút ký văn học, một thể loại ký sự văn chương phản ánh hiện thực đời sống xã hội đường đại. Với lối viết dản dị mà sâu sắc, hình ảnh chân thật, tư liệu ngồn ngội sự sống và dậm chất nhân văn, tác phẩm của ông không chi mang tầm tư tưởng thời đại mà lượng thông tin cũng rất có giá trị hiện thực của thời đại.

Trong bộ sách Phủ biên tạp lục, quyển 5 nói về sản vật ông viết: “Xứ Quảng có rất nhiều yến sào, mật ong, sừng tê, ngà voi, bò tót, diêm tiêu, giáng hương, trầm hương, song, mây, gỗ lim…”.

Với ngôn ngữ giản dị mà dồn dập lượng thông tin rất quý. Bằng cách miêu tả hình ảnh, đặc trưng của từng sản vật, ông còn chỉ ra cả tính năng tác dụng của chúng: “Gồ sao tốt gấp 10 lần gồ kền kền. Loại sao bướm sắc trắng, sao xanh lõi vàng thả nước thì nổi , dùng làm thuyền đánh cá, sức bền, đi biển được. Gỗ Ngật sắc trắng mềm, để lâu vàng dần, uốn cong không gẫy, có thể làm cung nỏ được”. Một phương pháp biểu đạt, cụ thể mà rất hiện thực, sinh động và sâu sắc. Để có những trang văn ký sự giầu chất hiện thực. Lê Quý Đôn không chỉ đọc nhiều mà ông đi rất nhiều. Đi để thu thập tư liệu.

Ông cho rằng người cầm bút: Trong bụng mình phải có 3 vạn cuốn sách, trong mắt mình phải có núi non kỳ vỹ của thiên nhiên, mới hy vọng viết được những trang đời hữu ích.

Ông Trần Doanh Lâm bạn ông viết: “Lê Quý Đôn người huyện Duyên Hà không sách gì không đọc, không vật gì không suy xét đến cùng. Ngày ngày nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách”. Một con người tâm huyết như thế đấy. Một người cầm bút cả đời trung thành với thể loại ghi chép bút ký. 

Tác phẩm của Lê Quý Đôn, tư liệu không ảo tưởng. chuyện thực không hư cấu, lối viết không cầu kỳ nhưng sắc sảo, sâu lắng. Mỗi vấn đề cuộc sống ông nêu ra là một vấn đề được tả thực. Sau mỗi hình tượng của hiện thực ông lại thả vào đó một câu bình, chắp cánh cho tư tưởng của hiện thực bay lên.

Đó là một trong thi pháp đặc trưng, độc đáo trong bút ký Lê Quý Đôn tư tưởng tác phẩm được tỏa ra từ hiện thực cuộc sống. Một đoạn văn ký trong bộ sách “Kiến văn tiểu lục” đề cập tới nạn tham quan ông viết “Quan, quân cậy thế cướp bóc đặt đồn để khám xét, bắt bớ. Dân nấu muối bỏ nghề, thóc gạo tăng vọt. Cựu quan tranh ruộng đất của dân mà sinh kiện cáo. Kẻ khỏe thì to mồm, người yếu thì uất ức”.

Sự thành công của Lê Quý Đôn trong các tác phẩm ngoài ảnh hưởng tư tưởng nghệ thuật của thể loại bút ký văn học mà ông sử dụng. Nền tảng tư tưởng của văn chương trong tác phẩm của ông được hội tụ từ biểu đạt của nghệ thuật. Điều đó đã nâng tầm giá trị tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm lên tầm cao mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Ông luôn đứng về phía thân phận người dân, ngòi bút cùng đau nỗi đau của dân. Tiếng lòng trong tâm hồn ông cất lên qua những áng văn thống thiết mà xa xót: “Các quan Đại phu hàng ngày ăn mặc lấy ở đâu. Những hạt cơm ở trên mâm là từ hột mồ hôi của nông dân dấy. Biết được công việc gặt hái vất vả thì tất biết tiếc của. Đừng có xa hoa lãng phí trên người nông dân. Người dân đói khát xanh xao cũng không thương xót. Tiêu dùng xa xỉ, thì hại của, mà hại của là hại dân. Muốn hưởng mệnh trời lâu dài mà không chăm lo đến đời sống của dân thì thật không hiểu lẽ phải là gì”.

Ở tầm cao của người dùng thể loại bút ký ghi chép cuộc sống, ngòi bút Lê Quý Đôn luôn đào sâu suy tưởng cùng những triết lý sắc sảo đã làm sáng tỏ, hiên thực. Tư tưởng nhân bản của ông được thể hiện xuyên suốt trong các trang sách. Khi lẫn hình tượng ẩn dụ, khi tả thực trần trụ phóng khoáng, tất cả đều toát lên cái tâm, cái tâm của ông với thời cuộc, với nhân dân. Nhờ thế mạnh của ngòi bút tả thực, hình ảnh đồng ruộng, làng quê Việt Nam thời ông viết vẫn còn phảng phất bóng dáng hiện thực của ngày hôm nay. Viết về sản vật ông miêu tả cặn kẽ đến từng chi tiết với lối văn cuốn hút kỳ lạ mà rất cụ thể.

Quan sát một vùng đất trồng lúa xứ đàng ngoài, ông viết: “Ruộng đồng bát ngát, phẳng lì, rất hợp trồng lúa. Giống lúa tẻ hạt nhỏ mà dài, trắng như bông, rất thơm. Giống nhự dòng hạt to tròn trắng, được cơm, nhiều mà chắc. Giống nếp mướp hột lớn, dẻo dai ngon không kém nếp hương”.

Lời văn giản dị mà tinh tế, dễ hiểu. Qua các bài viết trong Văn đài loại ngữ và Phủ biên tạp lục, ta thấy bộ óc Lê Quý Đôn một kho trí thức uyên bác cùng kinh nghiệm thực tế rất phong phú. Riêng cuốn Vân đài loại ngữ ông viết tới hơn 200 giống lúa các loại. Ông khuyên nông dân qua những câu văn như: “Phép làm cho ruộng tốt thì nên trồng đậu xanh trước đã, thứ đến đậu nhỏ và vừng. Thu hoạch xong cày úy làm ruộng trồng lúa. Những cây đậu và vừng sẽ bón cho ruộng tốt ngang phân tằm, phân người”.

Câu chữ chân thật mà giản dị giàu ý nghĩa biết bao. Sức lao động sáng tạo của Lê Quý Đôn đáng kính nể. Được cử vào làm quan ở xứ quảng (Thuận Hóa và Quảng Nam) chỉ trong 6 tháng vừa làm phận sự một viên quan của triều đình, ông vừa đi ghi chép tư liệu để việt bộ sách “Phủ biên tạp lục” gồm 6 quyền. Quyển 1: Khai thiết khôi phục xứ Quảng. Quyển 2 Núi sông thành lũy, đường xá. Quyển 3: Ngạch công tư điều trang. Quyển 4: Lệ thuế. Quyển 5: Nhân tài văn thơ. Quyển 6: Vật sản phong tục.

Tất cả cùng thể hiện bằng thi pháp bút ký ghi chép cuộc sống hiện thực nơi xứ Quảng. Tâm huyết với thời thế, với nhân dân chỉ trong 6 tháng ông đã làm được một khối lượng tác phẩm lớn như thế. Nhờ ông hậu thế hôm nay mới biết được tường tận, chi tiết về xã hội của xứ Đường Trong thế ký 18. Vậy mà ông vẫn khiêm nhường bảo rằng: “Tôi nhân đi dạo sông núi, hỏi di tích , xét xem lệ cũ, tìm kiếm nhân tài, tùy bút chép ra thành sách. Đó chỉ là vết móng chim hồng.

Nhưng các bậc quân tử tại triều có xét sự tích cõi nam, muốn không ra khỏi sân rồng mà vẫn biết được việc ngoài nghìn dặm, thì tập sách này cũng có thể xem qua một lượt vậy”. Nghĩ như thế quả là một nhân cách lớn. Bằng tài năng, đức độ và trái tim tâm huyết, cùng bộ óc luôn nhạy cảm với thời cuộc Lê Quý Đôn đã dâng tặng cuộc đồi một khối lượng tác phẩm đồ sộ về nhiều lĩnh vực xã hội. Những trước tác của ông được thể hiện bằng thi pháp bút ký đặc sắc, có giá trị lớn về văn chương và lịch sử qua nhiều thời đại. Qua ông, chúng ta hiểu được tri thức, bối cảnh xã hội thời ông sống: “Trên thiên văn, dưới địa lý, giữa là con người, không gì Lê Quý Đôn không biết” .

Trong cuốn “Phủ biên tạp lục” có đoạn viết: “Lê Quý Đôn nổi tiếng là nhân vật “Năng Văn Cường Ký” rất lỗi lạc. Năm 1762 một tri thức nhà Thanh là Trần Triều Hãn cũng phải thốt lên rằng: Văn tài như Lê Quý Đôn thì chính Trung Quốc cũng không có mấy người”.

Chúng tôi các nhà văn đương đại, kính cẩn nghiêng mình trước một bậc thi nhân, mà xã hội đương thời gọi ông là Bác học. Ở ông, một nhà văn hóa lớn, một nhà văn kiệt xuất với những trước tác văn chương có giá trị tư tưởng sâu sắc, chắc chắn sẽ còn tỏa sáng đến muôn đời sau.

(Kiến thức gia đình số 32)

Xem thêm
Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm