| Hotline: 0983.970.780

Tan biến những giấc mơ

Thứ Hai 08/08/2011 , 14:52 (GMT+7)

Những năm tháng làm công nhân, sống trong cảnh “giật gấu vá vai”, vật lộn với những khó khăn khiến nhiều thanh niên hết ước mơ.

Rất nhiều những chàng trai, cô gái tuổi 18 – 20 tràn đầy nhiệt huyết từ các miền quê hăm hở bước chân vào thành phố với ước mơ thay đổi cuộc sống. Nhưng, những năm tháng làm công nhân, sống trong cảnh “giật gấu vá vai”, vật lộn với những khó khăn khiến họ không dám mơ đến một chuyến đi picnic nho nhỏ. 

>> Đời công nhân

Sau giờ làm việc mệt mỏi, các công nhân chỉ biết giải trí trong căn phòng trọ

Công nhân 3 “không”

Những ngày tiếp xúc với công nhân, chứng kiến cuộc mưu sinh của họ, điều chúng tôi thấy rõ nhất là cuộc sống hàng ngày của họ quá đơn điệu, nhàm chán, giống như một cỗ máy. Ngày nào cũng vậy, chỉ có đi làm – ăn – ngủ và… đi làm. Nói như lời chị Yến thì đời công nhân lúc nào cũng gắn với 3 cái “không” là: không tiền, không tình, không vui chơi giải trí.

“Phân xưởng em có hơn 30 bạn nữ quê Quảng Nam, Hà Tĩnh, vào đây làm cũng 5, 6 năm nay. Vậy nhưng tụi em chưa một lần đi chơi Suối Tiên, Đầm Sen, chưa lên Sài Gòn. Tụi em quanh năm suốt tháng, ngày nào như ngày nấy: sáng sớm đi làm, tối về nấu ăn, xong xuôi mọi việc là 9 – 10 giờ đêm, nếu chưa buồn ngủ thì cũng tắt đèn đi nằm cho đỡ tốn điện. Sáng hôm sau lại dậy sớm đi làm. Ngày chủ nhật nếu không tăng ca thì cũng ở nhà chứ không dám đi chơi, vừa đỡ tốn tiền vừa có thời gian nghỉ lấy sức ngày mai “chiến đấu”. Ngay cả xem tivi, nghe nhạc, đọc báo còn không có thời gian chứ đừng nói đi đây đó du lịch, giao lưu”, Thu Huyền, quê Nghệ An, công nhân KCX Linh Xuân thật thà nói.

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến hầu hết công nhân, đặc biệt là nữ công nhân, sau một thời gian khoác lên người bộ đồng phục đã trở thành người tự ti, lạc hậu, sống khép kín?

Hiện nay, các KCN, KCX mọc lên ngày càng nhiều, được đầu tư khá qui mô, nhưng lại không có các khu vui chơi giải trí dành cho công nhân. Do vậy các bãi cỏ, bãi đất trống xung quanh các KCN, KCX vô tình trở thành địa điểm vui chơi giải trí của công nhân. Không chỉ có giải trí lành mạnh, những bãi đất trống cỏ mọc rậm rạp này còn là nơi phát sinh các tệ nạn ma túy, mại dâm.

Hôm chúng tôi đến khu đất trống nằm trong Trung tâm Hành chính huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương lúc chiều tối, thấy nhiều thanh niên nam nữ ngồi kín những ghế đá và cả trên bãi cỏ. Lân la đến làm quen một nhóm bạn trẻ đang ngồi xếp vòng tròn quanh chiếc bánh sinh nhật nhỏ, sau một lúc e dè trước vị khách không mời, các bạn mới cho chúng tôi mới biết họ quê Bến Tre, hiện đang làm công nhân tại KCN Đồng An, Bình Dương.

 “Hôm nay sinh nhật bạn Phương. Lúc đầu tụi em tính tổ chức ở nhà trọ, nhưng thấy chật chội quá, sợ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, ra quán thì không có tiền. May là có chỗ này, vừa rộng rãi thoáng mát, vừa tự do. Mà quan trọng nhất là không tốn nhiều tiền”, chàng trai tên Nguyễn Minh Đức giải thích.

“Hồi đó nhóm bạn nữ học cùng tôi lên thành phố xin việc có 7 người, làm cùng ngày, cùng chỗ. Tụi tôi cứ cắm mặt làm không để ý ngày tháng trôi qua, tuổi cứ lớn dần. Đến khi giật mình nhìn lại thì đã 26 - 27 tuổi mà chẳng đứa nào có cơ hội lập gia đình. Có lúc nào được đi chơi, tiếp xúc, gặp gỡ ai đâu mà lấy chồng? Năm 2009 tụi tôi rủ nhau nghỉ làm về quê hết 5 người. Chỉ có tôi và một cô bạn nữa trong nhóm có chồng, có con, nhưng đều đứt gánh giữa đường. Giờ tôi thấy mình may mắn hơn rất nhiều chị em khác, vì tôi có đứa con. Nhiều người khác cũng có con nhưng lại phải chịu bao điều tiếng thị phi vì chưa từng cưới hỏi với ai”, chị Yến tâm sự.

Những hệ lụy

Đối với công nhân nữ lớn tuổi, thiếu thốn vật chất chưa phải là vấn đề lớn nếu như ngoài thời gian làm việc họ được “bận rộn” chăm sóc chồng con. Vấn đề lớn ở đây là họ đang phải gánh chịu sự cô đơn khi tuổi ngày một lớn mà không có gia đình. “Tôi vào công ty này làm từ lúc 21 tuổi, nay đã được 15 năm rồi. Từ đó đến nay chưa một lần có người yêu. Lúc còn trẻ cứ vùi đầu vào làm – ăn – ngủ và làm, giật mình nhìn lại thấy mình già mất rồi. Hồi đó nhìn mấy cặp vợ chồng vất vả vì thiếu thốn, tất bật chuyện con cái nheo nhóc mà ngán, bây giờ lại thèm, lại ước gì mình được vất vả như họ! Phân xưởng tôi có gần 100 nữ công nhân thì hơn 40 người độc thân từ 35 đến ngoài 40 tuổi. Ở lứa tuổi này, chúng tôi mới thấm, mới thấy sợ sự cô đơn. Chính vì vậy, nhiều chị đã 40 tuổi cũng cố gắng tìm một tấm chồng, nhưng hơn phân nửa trong số này có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và sau đó là sự chia ly.

Nhằm xác minh một số thông tin do công nhân công ty Pouchen phản ánh về tình trạng cho vay nặng lãi của một số cá nhân trong công ty. Hoặc trường hợp nổ bình gas trong nhà bếp khiến 3 nhân viên nhà bếp bị thương khá nặng, một trong số 3 người bị thương đề nghị công ty đưa đi chụp CT đầu vì thấy đầu đau dữ dội, nhưng công ty không đồng ý mà chỉ “giải quyết nội bộ”, đưa đi khám, băng bó vết thương sơ sài ở Trung tâm y tế.

Một ngày trung tuần tháng 7/2011, tôi gọi điện thoại cho ông Vân, Phó Chủ tịch công đoàn Công ty Pouchen xin gặp để trao đổi những vấn đề liên quan đến đời sống công nhân, ông Vân nói phải xin ý kiến TGĐ và Chủ tịch Công đoàn công ty, lãnh đạo đồng ý mới gặp được.

Sau đó tôi gọi cho ông Quang, Chủ tịch công đoàn, ông Quang cho biết đang họp và bảo tôi sáng mai gọi lại. Sáng hôm sau tôi gọi lại thì ông Quang hỏi tôi là ai? Gặp làm gì? Sau khi nghe tôi trình bày lý do, ông Quang gắt: “Ủa, báo Nông nghiệp đâu có liên quan gì đến công ty tôi đâu mà gặp?”. Tôi chưa kịp nói thêm lời nào thì ông Quang cúp máy!

Nguyên nhân chính là do tuổi đã lớn, làm gì có điều kiện mà cân nhắc, lựa chọn? Họ nghĩ thế, cộng thêm nỗi khát khao làm mẹ nên liều “nhắm mắt đưa chân”. Cũng có những trường hợp chị em không chấp nhận mạo hiểm, lấy chồng theo kiểu lấy đại cho xong nhưng lại muốn có một đứa con hủ hỉ lúc xế chiều, vậy là họ chấp nhận mang bầu trước hàng trăm cặp mắt tò mò của mọi người và giấu biệt tung tích cha đứa bé trong bụng mình. Gần đến ngày sinh, họ làm đơn xin nghỉ việc”, chị Mai Xuân Quỳnh, 40 tuổi, công nhân công ty P. ở TP Biên Hòa, Đồng Nai, tâm sự.

Đối với những cặp vợ chồng trẻ, khi sinh con, khó khăn càng chồng chất. Bởi lúc đó người mẹ phải nghỉ làm ở nhà trông con. Tức thu nhập bị giảm đi một nửa trong khi nhân khẩu lại tăng lên, đồng nghĩa với việc phát sinh thêm một khoản chi lớn cho chăm sóc nuôi dạy con. Rất nhiều trường hợp công nhân nữ sau khi sinh phải nghỉ làm ở nhà trông con, hoặc bồng con về quê để giảm chi phí, hoặc rước ông bà ở quê lên phụ giúp.

“Hai vợ chồng tôi thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng. Sinh cháu đầu lòng ra chúng tôi rơi vào cảnh túng quẫn, thiếu trước hụt sau. Vừa vay nợ bạn bè, vừa vay lãi cắt cổ trong công ty được hơn 1 năm thì không gượng nổi nên đành gửi con về quê nhờ ông bà chăm hộ. Mỗi tháng chỉ gửi về phụ giúp ông bà được vài trăm ngàn. Thỉnh thoảng về thăm thấy cháu lăn lóc, vạ vật ngoài vườn, ngoài ruộng, người lem luốc bùn đất, tôi không cầm lòng được. Nhưng biết làm sao bây giờ, nghỉ làm thì đói, cho con ở cùng thì không có nhà trẻ, gửi cho tư nhân thì mắc tiền mà còn không yên tâm. Trong công ty rất nhiều người cũng gửi con về quê như tôi”- chị Đặng Thị Liên, quê Măng Thít, Vĩnh Long, là công nhân công ty S. cho biết.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất