| Hotline: 0983.970.780

Tân Công Sính phấn đấu về đích sớm

Thứ Tư 05/06/2019 , 08:37 (GMT+7)

Giai đoạn 2016 - 2020, xã Tân Công Sính đã được UBND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) chọn là một trong 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM).

Trên đường chinh phục các tiêu chí NTM, Tân Công Sính là xã anh hùng đã đạt được những kết quả tích cực.

13-33-12_nh_1_sn_xut_nong_nghiep_o_x_tn_cong_sinh
Sản xuất nông nghiệp ở xã Tân Công Sính.

Ông Phạm Văn Tỷ, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Công Sính cho biết: Đến cuối quý I/2019, xã đã đạt 15/19 tiêu chí xây dựng NTM nhờ đóng góp tài lực, vật lực và trí lực từ chương trình “Tết Quân - Dân”, qua giám sát, các tiêu chí còn lại đã đạt từ 60 - 95%.

Nổi bật, với gần 4 tỷ đồng từ chương trình “Tết Quân - Dân”, địa phương đã cất tặng và sửa chữa 64 căn nhà. Đồng thời trao tặng 3.793 phần quà, rải đá 20km đường, xây mới và sửa chữa 3 cây cầu nông thôn, khám chữa bệnh và mổ mắt cho 641 lượt bệnh nhân nghèo, tặng 15 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, hỗ trợ trên 16 tấn gạo cho trên 1.100 hộ nghèo, neo đơn và tặng 396 thẻ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

Ông Trần Quốc Dũng, ở ấp Tân Hưng cho biết, xã Tân Công Sính được chọn làm điểm xây dựng NTM, bà con bước đầu đã có sự cải thiện đời sống, làng quê khang trang và ý thức của người dân nâng cao. Từ khi xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bà con phấn khởi, đã xây dựng được một số cây cầu như cầu qua UBND xã, tu sửa các cây cầu khác, đường sá từ tỉnh lộ 855 tới các tuyến lộ nông thôn đều xây dựng sạch, đẹp, chợ Tân Công Sính cũng có nét mỹ quan, trật tự hơn trước.

“Tôi cùng với bà con chòm xóm cũng nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và chấp hành chủ trương của Đảng, chính quyền địa phương”, ông Dũng nói.

Toàn xã gieo trồng cả năm trên 10.000ha lúa. Nông dân trong xã đã chuyển được trên 4.964 ha đất canh tác lúa 2 vụ/năm và 240 ha ô bao canh tác lúa 3 vụ/năm. Nhờ sử dụng các giống lúa mới, thâm canh theo tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, phát triển hệ thống thủy lợi, thủy nông nội động hoàn chỉnh để tháo chua, rửa phèn cho đất; mở rộng hệ thống giao thông... nên năng suất lúa khá cao, từ 6 - 7tấn/ha/năm, sản lượng lương thực cả năm đạt hơn 65.594 tấn.

Ngoài cây lúa, nông dân trong xã còn trồng trên 30ha hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi 125 con trâu, bò, 5.170 con heo, 5.200 con gia cầm các loại và 280 ha nuôi thủy sản. Năm 2018, trong xã đã xuất hiện nhiều nông dân SX, kinh doanh giỏi có thu nhập cao, ổn định. Nhờ khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động và tài nguyên bản địa, nhiều mô hình làm ăn sáng tạo được nhân rộng. Đến cuối năm 2018, toàn xã có 60 nông dân đạt danh hiệu SX, kinh doanh giỏi.

Như nông dân Trần Văn Nhân ở ấp Bưng Sấm, lãi bình quân 200 triệu đồng/năm từ 8,8ha ruộng lúa giống hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm với Tập đoàn Lộc Trời. Kế đến là anh Huỳnh Văn Lẽ với 2ha trồng khoai cao, mỗi năm thu lãi 120 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Cường ở ấp Cà Dâm làm dịch vụ máy cày, máy cấy lúa, máy gieo hạt trên khay… mỗi năm lãi 200 triệu đồng và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho 15 lao động nhàn rỗi. Từ đó, kinh tế xã Tân Công Sính ngày càng phát triển, nhiều nông dân đồng thuận và tích cực tham gia xây dựng NTM.

Từ khi xã Tân Công Sính thực hiện NTM, đã xây dựng được một số cây cầu khang trang.

Đến xã Tân Công Sính ngày này là cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, rừng tràm xanh lá bạt ngàn. Cầu, đường được xây dựng, nâng cấp láng nhựa phẳng phiu, trụ đèn đường thẳng tắp thắp sáng mỗi đêm, các cụm tuyến dân cư đông đúc người ở và chan hòa ánh điện; chuồng nuôi gia súc gia cầm, ao nuôi thủy sản, nhà nuôi chim yến… được nông dân phát triển ngày càng nhiều; khu chợ xã đã được đầu tư mở rộng thu hút nhiều tiểu thương vào mua bán nhộn nhịp.

Câu lạc bộ đờn ca tài tử, sân bóng chuyền, cầu lông… cũng được hình thành đáp ứng nhu cầu giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao của người dân. Hệ thống cung cấp nước sạch, trường học, trạm y tế được xây mới khang trang phục vụ nhu cầu dân sinh.

Ông Phạm Văn Tỷ, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Công Sính: Quan điểm của xã là bằng mọi cách đến năm 2020 sẽ hoàn thành các tiêu chí NTM. Còn nếu đủ điều kiện hội tụ, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của trên và việc huy động được nội lực của mạnh thường quân, kể cả sự đóng góp của bà con thuận lợi thì xã có thể sẽ về đích sớm hơn dự kiến.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm