| Hotline: 0983.970.780

Tán đồng giao đất nông nghiệp 50 năm

Thứ Ba 18/09/2012 , 09:50 (GMT+7)

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa lên bàn nghị sự của UBTV Quốc hội sáng 17/9 khiến dư luận quan tâm đặc biệt, bởi nó được kỳ vọng giải quyết những vấn đề căn bản mà Luật Đất đai 2003 đang vướng, đó là hạn mức, hạn điền và khung giá đền bù đất.

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được đưa lên bàn nghị sự của UBTV Quốc hội sáng qua (17/9) khiến dư luận quan tâm đặc biệt, bởi nó được kỳ vọng giải quyết những vấn đề căn bản mà Luật Đất đai 2003 đang vướng, đó là hạn mức, hạn điền và khung giá đền bù đất.

Nới rộng hạn mức và hạn điền

Theo Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang, Chương 2, Điều 12 của dự thảo luật quy định rõ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Nhà nước thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai như quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mục đích sử dụng đất; hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất và thời hạn sử dụng đất; thu hồi đất, định giá đất…

Điều 15 của dự thảo Luật cũng nhấn mạnh, Nhà nước quyết định thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế; thu hồi đất do chủ sử dụng vi phạm pháp luật đất đai, hoặc chấm dứt sử dụng đất.

Một vấn đề được dư luận, đặc biệt là nông dân quan tâm, là thời hạn giao đất nông nghiệp. Dự thảo nêu rõ: thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

Đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển, dự thảo luật nêu rõ “Nhà nước khuyến khích tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đầu tư đưa đất bãi bồi ven sông, ven biển vào sử dụng”.

Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất bãi bồi ven sông, ven biển trước ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành để sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì được tiếp tục sử dụng trong thời hạn giao đất còn lại. Khi hết thời hạn giao đất, nếu người dân có nhu cầu sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và không vi phạm pháp luật đất đai thì Nhà nước tiếp tục cho thuê đất.


Đất đai luôn là vấn đề “nóng”, được quan tâm đặc biệt của người dân

Tại phiên thảo luận, đa số các ý kiến đều tán đồng với việc nâng thời hạn giao đất cho nông dân lên 50 năm. Tuy nhiên, liên quan đến quy định không quá 10 lần được chuyển nhượng đất trong dự thảo, Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển, việc chuyển nhượng nên quy định không quá 5 lần. Đồng thời, phải quy định rõ cũng như mở rộng cho nông dân có điều kiện tích tụ đất đai bằng cách khuyến khích người có nhu cầu sử dụng diện tích lớn thuê lại đất của nông dân để tổ chức sản xuất, kinh doanh. Phần đất vượt hạn mức do thuê lại của nông dân không phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước.

Quy định này bảo đảm cho người có đất nhưng không có điều kiện tổ chức lao động sản xuất vẫn có nguồn thu ổn định từ việc cho thuê quyền sử dụng đất của mình...

Kéo dãn thời gian xây dựng khung giá đất

Một nội dung khác được người dân đặc biệt quan tâm trong dự Luật lần này là giá đất. Dự luật quy định nguyên tắc định giá đất “do nhà nước quyết định, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường” thay cho nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”.

 UBND cấp tỉnh được giao trách nhiệm xây dựng giá các loại đất tại địa phương theo kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 1/1 của năm đầu kỳ; nhưng trong trường hợp giá đất trên thị trường tăng hoặc giảm 30% so với công bố thì phải xem xét điều chỉnh.

Theo Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, về nguyên tắc xác định giá đất, “giá đất do Nhà nước xác định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” vì việc xác định giá đất “sát với giá thị trường” như Luật hiện hành là rất khó do thị trường luôn biến động, mặt khác ở nước ta còn có những vùng, những loại đất chưa có thị trường.

Về Nhà nước định giá đất, đa số ý kiến tại phiên họp tán thành quy định của dự án Luật về Nhà nước định giá đất trên cơ sở có khung giá của Chính phủ cho từng loại đất phù hợp với từng vùng. Dựa vào khung giá của Chính phủ, UBND cấp tỉnh ban hành bảng giá của địa phương. Khung giá đất, bảng giá đất ổn định, chỉ điều chỉnh khi giá đất trên thị trường có thay đổi lớn.

+ Theo Chủ tịch Quốc hội, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét lần đầu tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012) và đến kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2013) sẽ được Quốc hội thông qua, nếu đạt yêu cầu về chất lượng.

+ Góp ý cho dự Luật, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, Ban soạn thảo cần đặc biệt lưu ý đến các quy định về sở hữu, về quyền đại diện chủ sở hữu và quyền định đoạt của nhà nước về đất đai, sự phân cấp quản lý của chính quyền địa phương sao cho phù hợp với nội dung Hiến pháp sẽ sửa đổi.

Với tinh thần thận trọng, ông Lý tán thành quan điểm của Thường trực UB Kinh tế về việc chưa nên cho phép thế chấp quyền sử dụng đất ở các tổ chức tín dụng nước ngoài.

Tuy nhiên, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương đề nghị dự luật cần quy định rõ hơn để giải quyết được những bức xúc rất lớn trong xã hội hiện nay về đất đai. Cụ thể, hiện nay quy định thu hồi đất đối với đất nông nghiệp của nông dân căn cứ quá rộng và có nhiều loại giá: Giá do Nhà nước quy định, giá theo thị trường, giá do chủ đầu tư thỏa thuận với người dân. Kết quả là thiệt thòi luôn nghiêng về phía nông dân vì giá thu hồi thấp nhưng nhà đầu tư thu lợi lớn sau khi đầu tư, giá đất lại nâng lên gấp rất nhiều lần.

Ngoài ra, theo bà Nương, năm nào các tỉnh cũng đều chằn chặn công bố một bảng giá mới trong khi một dự án không thể xong gọn trong vòng một năm. Người dân vừa nhận xong tiền đền bù với mức giá năm cũ, chính quyền lại công bố mức giá mới, vậy là khiếu kiện. Vì vậy, bà Nương cho rằng, biên độ bảng giá nên nới rộng, khoảng 3-5 năm.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, dự án Luật Đất đai là vấn đề lớn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Vì thế, cơ quan soạn thảo Luật phải bám sát thực tiễn cuộc sống để giải quyết cho được những hạn chế, tồn tại về đất đai.

“Tồn tại lớn hiện nay là giá, dịch vụ, đền bù giải tỏa, cấp giấy giao đất. Khiếu nại khiếu kiện tồn đọng đến nay chưa giải quyết được đều liên quan đến đất đai. Cần Luật hóa nhiều điểm, cụ thể hơn để sức sống của Luật dài hơn”, Chủ tịch khẳng định.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm