| Hotline: 0983.970.780

Tận mắt ngắm vườn quýt hồng những ngày cận tết ở miền Tây

Thứ Tư 23/01/2019 , 13:05 (GMT+7)

Quýt hồng Lai Vung (Đồng Tháp) là đặc sản nổi tiếng khắp cả nước. Với lợi thế được thiên nhiên ban tặng khí hậu thuận lợi, cộng với thổ nhưỡng phù hợp nên chỉ có huyện Lai Vung trồng quýt hồng cho chất lượng ngon, ngọt và màu trái chín rất đẹp mắt phục vụ thị trường tết. 

Theo ngành nông nghiệp huyện Lai Vung – Đồng Tháp, mỗi năm chỉ trồng được một vụ quýt hồng vào dịp tết, với diện tích gần 1.000 ha, cho sản lượng trên dưới 25.000 tấn, riêng năm nay ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh nên năng suất có giảm hơn các năm trước.

Đặc biệt những năm gần đây vùng trồng quýt hồng đặc sản ngoài bán cho thương lái, nông dân nơi đây còn kinh doanh mô hình du lịch “vườn quýt hồng" thu hút rất đông du khách xa gần đến vui chơi, thăm quan, chụp ảnh và thưởng thức quýt ngay tại vườn góp phần tăng thu nhập cho nhà vườn.

Những ngày gần giáp Tết, đến các xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành (Lai Vung, Đồng Tháp)… nơi nào cũng thấy quýt đỏ rợp vườn, cây nào cũng trĩu quả, căng tròn và mọng nước
Lai Vung từ lâu đã được người miền Tây phong tặng cho danh hiệu “vương quốc quýt hồng”. Điều đó thật không ngoa chút nào vì tại các tỉnh ĐBSCL hiện chưa có nơi nào diện tích trồng quýt hồng lên tới gần 1.000 ha và hàng năm tung ra thị trường hàng chục ngàn tấn trái để phục vụ cho mùa tết
Sở dĩ cây quýt hồng (còn gọi là quýt tiều son) Lai Vung nổi tiếng, một phần là nhờ khí hậu và thổ nhưỡng thích nghi đã giúp cho cây trái sum sê, chất lượng thơm ngon ít nơi nào bì kịp
Vừa đặt chân vào vườn, du khách cảm thấy như bước váo một khu vườn cổ tích. Càng nhìn càng say mê vì ít có một loại trái cây nào màu sắc thanh tân, rực rỡ và giàu mỹ cảm như quýt hồng Lai Vung này
Vào những dịp cuối năm là mùa quýt nở rộ, du khách có thể ghé những nhà vườn tại đây để trải nghiệm cảm giác được làm nông dân thu hoạch quýt
Ông Đoàn Anh Kiệt, ở ấp Long Khánh, xã Long Hậu, huyện Lai Vung trồng 5 công quýt hồng, đã có 2 năm mở cửa cho du khách du lịch vào vườn thăm quan cho biết: thông thường vào tháng Chạp, vườn quýt hồng chín ửng vàng lúc đó bắt đầu mở cửa cho khách vào tham quan. Giá vé 50.000 đồng/người lớn và 25.000 đồng/trẻ em
Bình quân mỗi ngày vườn của ông Kiệt thu hút gần 100 khách đến thăm quan vườn và hưởng thức quýt hồng tại chỗ
Đặc biệt 2 ngày cuối tuần thứ 7 và chủ nhật lượng khách lên đến 400 -600 người
Hiện tại ở huyện Lai Vung có gần 10 nhà vườn trồng quýt hồng mở cửa đón khách du lịch
Theo nhiều nhà vườn, sẽ mở cửa đón khách đến hết 27 tết âm lịch sẽ ngưng, lúc đó sẽ thu hoạch quýt hồng bán cho thương lái
Năm nay năng suất quýt hồng giảm nên giá bán từ 35.000 – 38.000 đồng/kg, tăng 5.000 – 10.000 đồng/kg tùy loại
Mô hình “2 trong 1” của nông dân trồng quýt hồng nơi đây mang lại lợi nhuận từ 500 – 600 triệu đồng/ha/vụ
Nông dân thu hoạch quýt hồng
Ông Lưu Văn Tín, GĐ HTX quýt hồng Lai Vung, cho biết, ngoài việc canh tác quýt hồng bán trái, làm du lịch thì vài năm nay những nông dân Lai Vung sản xuất quýt hồng kiểng đưa vào chậu để phục vụ người dân chơi tết

Xem thêm
Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc

Những cây lựu bonsai trĩu quả bắt mắt ở làng hoa Sa Đéc. Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Ủng hộ hơn 1.000 quyển sách hưởng ứng ngày hội đọc sách. Trang trại nông nghiệp tuần hoàn với diện tích 130 ha.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Câu chuyện vượt nắng, thắng hạn: Nhìn từ Sóc Trăng

SÓC TRĂNG Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Sở NN-PTNT tăng cường công tác ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn, để giảm thiểu rủi ro sản xuất nông nghiệp trong mùa khô năm nay.

Video: Tàu du lịch chở người nước ngoài va chạm phà trên sông Tiền

An Giang Vụ tai nạn giữa tàu du lịch va chạm với phà đang đưa khách qua sông xảy ra khoảng 17h25 ngày 19/4, trên sông Tiền, thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương khiến 3 người bị thương nặng, trong đó có 2 du khách nước ngoài.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm