| Hotline: 0983.970.780

Ồ ạt móc ruột sông hồ!

Tan nát lòng sông

Thứ Tư 02/04/2014 , 07:00 (GMT+7)

Đóng vai trò rất lớn trong việc điều tiết, cung cấp nước cho cả chục tỉnh, vậy mà bấy lâu nay sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn vẫn bị cả trăm tàu cát xâu xé, "rút ruột" không thương tiếc.

Sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn là 2 con sông có vai trò rất lớn trong việc điều tiết, cung cấp nước cho cả chục tỉnh khu vực miền Đông, miền Tây. Vậy nhưng, bao lâu nay, 2 con sông này vẫn bị cả trăm chiếc tàu xúm vào xâu xé, “rút ruột” không thương tiếc. Gây sạt lở, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.

XẺ THỊT SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG

Ngày thứ 3, tôi được anh V, người dân xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu (Tây Ninh), dẫn đi bằng xe máy. Anh V có 5 công đất ở ấp Lồ Cồ, xã Biên Giới, huyện Châu Thành nằm sát bờ đầu nguồn sông Vàm Cỏ Đông. Nhưng nay chỉ còn hơn 1 nửa diện tích. Số còn lại đã bị mấy chiếc vòi rồng của tàu hút cát “nuốt” mất.

“Trên đó có cả chục hộ bị mất đất. Chúng tôi đã gửi đơn khiếu nại từ lâu, nhưng chưa thấy kết quả gì. Còn tụi nó (tàu hút cát) thì bữa giờ không thấy hoạt động, chắc nó bỏ trốn luôn rồi”, anh V bức xúc. Theo anh V, khu vực xã Biên Giới có 5 – 7 tàu hút cát hoạt động thường xuyên. Trong đó có DN khai thác cát T.T của một người tên S hoạt động qui mô và lâu nhất.

Từ thị trấn Châu Thành, chúng tôi rẽ trái, đi về hướng xã Biên Giới theo tỉnh lộ 781. Vào địa phận xã Thái Bình chừng 3 cây số, tôi thấy có 2 bãi cát khá lớn, nằm ngay bờ sông. Và chỉ có một bãi treo biển. Đây có lẽ là đoạn sông nằm gần mặt đường nhất, chừng 200m. “Nếu cứ khai thác cát kiểu này, vài năm nữa, mấy nhà bên bờ sông trôi hết, mặt sông sẽ sóng sánh ngay lề đường”, anh V nói.

Trong vựa cát ngay lề đường, thấy một người đàn ông đang dùng vòi nước xịt chống bụi, tôi ghé vào hỏi mua cát xây dựng. Người đàn ông cho biết, giá 110 ngàn đồng/khối. Tôi ngỏ ý muốn gặp ông chủ, anh cho biết ông chủ vựa không có ở đây. “Sao giá cao vậy? Cát lòng hồ đẹp hơn nhiều mà giá cũng bằng ở đây?”, tôi hỏi. “Ổng thu mua dưới tàu đã 60 ngàn/khối rồi. Còn phải chi đủ thứ, lời mỗi khối có 20 ngàn chứ mấy”, anh đáp.

Rời bãi cát, chúng tôi tiếp tục lên đường. Đến cầu Bến Sỏi, xã Thành Long, tôi thấy một chiếc sà lan chở đầy cát đang chui dưới gầm cầu. Cách đó không xa là một chiếc tàu hút cát đang hoạt động.

“Trên sông Vàm Cỏ Đông, chỉ tính ở khu vực Tây Ninh thôi, có cả trăm chiếc tàu hút cát chứ không dưới. Tụi nó hoạt động mạnh nhất ở khu vực Châu Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Và đa số khai thác lậu, vì muốn có giấy phép khai thác cát là cả một vấn đề”, anh V nói chắc như đinh.

Hơn 6 giờ chiều, khi ánh nắng bắt đầu nhường chỗ cho bóng đêm, chúng tôi có mặt trên QL22B, đoạn qua xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu. Đoạn đường này chỉ cách sông Vàm Cỏ vài trăm mét. Anh V dẫn tôi vào một con hẻm nhỏ, ra sát bờ sông. Trước mặt tôi, cách chừng 300m, một chiếc tàu loại lớn đang hút cát và dẫn trực tiếp lên bờ chứ không cần bơm vào lòng tàu. “Từ đây xuống đến khu vực Phước Chỉ, Trảng Bàng, có vài chục cái đang hút như thế”, anh V nói.

05-15-34_anh-9
Ghe hút cát ban đêm tại khu vực xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu

SÔNG SÀI GÒN CŨNG CHUNG SỐ PHẬN

Không chỉ có sông Vàm Cỏ Đông bị rút ruột mỗi ngày hàng trăm khối cát, trên sông Sài Gòn, mức độ tàn phá lòng sông, đất hai bờ cũng rất nghiêm trọng. Nạn cát lậu đã khiến cả 100 cây số bờ sông Sài Gòn từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi đến huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh sạt lở nghiêm trọng. Đê ngăn triều do người dân đắp và củng cố hàng năm cũng nát theo, ruộng vườn của các hộ dân ven sông bị “hà bá” nuốt chửng.

Trong vòng 4 năm qua, 15km bờ sông Sài Gòn trên địa bàn huyện Bến Cát (Bình Dương) đã có 12 vị trí bị sạt lở, mỗi vị trí bị sạt dài 70 - 550m, ăn sâu vào đất liền từ 5 - 20m. Trước đây, chiều ngang trung bình sông Sài Gòn từ 95 - 150m, nay nhiều đoạn rộng hơn 250m do bị sạt lở.

Ông Trần Văn Năm, nông dân xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi bức xúc: “Năm ngoái, gia đình còn trồng cỏ nuôi bò trên 4 công ruộng, giờ ruộng đã thành sông. Bờ đắp lở, ruộng sạt, nước sông tràn vào vườn, làm cây trái cứ lụi dần”.

Một DN được UBND tỉnh Tây Ninh cấp phép khai thác cát trên sông Sài Gòn là DN tư nhân M.H, do bà L làm chủ. Giấy phép này được cấp tháng 9/2002, kéo dài đến 14 năm và không qui định giới hạn chiều sâu khai thác, chỉ ghi chiều dài 10km (từ xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng đến xã Thanh An, huyện
Dầu Tiếng).

 Nhưng điều đáng nói là, trước đó 4 năm (ngày 5/5/2002), Chính phủ đã có văn bản về việc đình chỉ hoạt động khai thác cát trên sông Sài Gòn!

Để cứu sông, cứu vườn tược, những năm qua, người dân đã gửi hàng trăm lá đơn kêu cứu đến xã, huyện nhưng kết quả vẫn bằng không. Trước sự lộng hành của cát tặc, không ít hộ dân như gia đình ông Tuấn ở xã An Nhơn Tây đã liều mình chống trả và bị nhóm côn đồ vào tận nhà rượt chém, gây thương tích. Đường cùng, bà con đành bán đất, bán vườn cho chính các đối tượng khai thác cát trái phép, đi nơi khác sinh sống. Cứ thế, sông Sài Gòn ngày càng bị sạt lở nặng hơn.

Không chỉ gây sạt lở, sông Sài Gòn bị tận thu cát khiến trữ lượng cát trên sông bị cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá vỡ, dòng chảy bị thay đổi… Gây hại vậy nhưng cơ quan chức năng rất ít kiểm tra, bắt, xử lý bọn hút cát lậu. Đã vậy trước lúc có đoàn kiểm tra xuất hiện, sông Sài Gòn trở nên yên bình đến kỳ lạ. Cả trăm ghe hút cát như được báo trước, lập tức ngưng hoạt động, dạt hết vào những con rạch.

Chúng tôi gặp một tay từng làm nghề hút cát trộm trên sông, nay đã chuyển nghề, anh ta kể: “Ở đâu cũng có những nhóm giang hồ chuyên bảo kê cho cát lậu. Chỉ cần tụi nó biết người nào cứng đầu, chống đối là nó tìm cách xử liền. Còn mấy người làm nghề này cũng có cái “ô” trên đầu, chứ không thì bán ghe đóng phạt sớm. Tui biết một “trùm” cát lậu tên L. B có cả trăm ghe hút cát lậu và chuyên thu mua cát của các nhóm hút cát chui. Lo được cả giấy phép khai thác cát trên sông Sài Gòn thì biết bả mạnh cỡ nào”.

Theo một cán bộ Phòng TN-MT huyện Củ Chi (TPHCM), bình quân mỗi năm, huyện chi hơn 100 triệu đồng cho công tác xử lý đối tượng khai thác cát trái phép trên sông Sài Gòn. Nhưng hiệu quả không cao, tình trạng hút cát trái phép chưa phát hiện còn nhiều. Công tác xử lý thời gian qua mới giải quyết được phần ngọn, chưa thể dẹp triệt để.

Nguyên nhân thì nhiều, như vấn đề kinh phí ít, lực lượng mỏng, trong khi những đối tượng khai thác cát rất hung hãn, trang bị cả vũ khí, mã tấu trên ghe, sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tiếp cận. Phần khác do việc phối hợp xử lý giữa các địa phương giáp ranh chưa đồng bộ.

“Huyện đã làm hết cách nhưng chưa trấn áp được các trường hợp vi phạm. Thành phố cần có biện pháp mạnh hỗ trợ địa phương để việc xử lý được hiệu quả hơn. Sở Kế hoạch - Đầu tư TP cần xem lại việc cấp giấy phép cho các doanh nghiệp kinh doanh cát dọc sông, không nên cấp tràn lan, vì đây là đầu ra cho “cát tặc” hoạt động”, vị cán bộ này nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm