| Hotline: 0983.970.780

Tan tác đội tàu làng biển

Thứ Năm 03/10/2013 , 09:59 (GMT+7)

Xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) có đội tàu được đánh giá mạnh nhất trong huyện với 373 chiếc có công suất từ 20 CV trở lên, nay bão đánh gần như tan sạch!

Ông Trần Trung Thành - Chủ tịch UBND xã Cảnh Dương (Quảng Trạch, Quảng Bình) nghẹn ngào: Xã chúng tôi có đội tàu được đánh giá mạnh nhất trong huyện với 373 chiếc có công suất từ 20 CV trở lên, nay bão đánh gần như tan sạch rồi!

Trước bão, chính quyền xã Cảnh Dương cùng bà con ngư dân đã neo tàu, chằng néo rất cẩn thận. Nhưng do sức bão quá lớn, tàu va đập vào nhau làm 139 tàu bị hư hỏng nặng. Tổn thất lớn nhất là có 21 tàu bị chìm, bị vỡ; 18 tàu bị sóng biển đánh phơi lên bờ cát. Thiệt hại về tàu thuyền ước tính khoảng 25 tỷ đồng.

Tàu bị bẻ làm đôi

Ông Hồ Văn Hương có tàu QB 93491 TS, công suất 165 CV kể lại trong sự thảng thốt: “Chiều hôm trước, tôi đã đưa tàu về bến. Cả mấy bố con tập trung chằng néo, buộc dây thừng loại lớn cả trước mũi và sau đuôi tàu. Sau đó đưa tài sản gọn nhẹ lên bờ. Khi bão càn vào khoảng được hai giờ đồng hồ là sóng biển tràn cao tựa như sóng thần. Nghe nhiều tiếng va đập khủng khiếp lắm. Mọi người ai cũng xót trong ruột nhưng lúc đó bão to, sóng lớn nên không ai dám ra xem làm sao. Khoảng hơn giờ đồng hồ sau nữa, tôi mới liều mạng ra kiểm tra thì chiếc tàu của tôi đã bị đứt hết neo và sóng đánh hất lên kè bờ biển. Chiếc tàu bị bẻ làm đôi. Chiếc tàu coi như thành hai xác gỗ vụn vỡ”.

Cách đó một quãng không xa, con tàu QB 93842 TS bị sóng biển và gió bão đánh dạt vào bờ cát. Mũi tàu trườn lên cạn, nhưng phần đuôi tàu vỡ nát nằm mấp mé nước. Nước tràn vào ngập hết phần khoang máy. Ông Đồng Thanh Hòa (chủ tàu) ngồi bần người trong lòng con tàu, một chốc lại đứng lên. “Con tàu này có công suất 220 CV, tôi mua lại của ngư dân trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cách đây gần 2 năm với giá gần 1 tỷ đồng. Hai năm làm lụng vất vả cũng mới chỉ đủ ăn, sắm sửa được chút ngư lưới dụng cụ chứ nợ mua tàu trả vẫn chưa xong. Bây giờ tàu coi như bỏ”, giọng ông Hòa muốn khóc. Trong làng biển Cảnh Dương, gia đình ông Nguyễn Tùng có hai chiếc tàu có cùng công suất trên 220 CV. Cơn bão dữ tràn qua làng đã nhấc một tàu đưa lên bờ cát. Chiếc còn lại bị chìm sâu chưa biết có bị rạn vỡ hay nguyên lành?

Tàu văng lên bờ

Chị Nguyễn Thị Hoa có mở dịch vụ buôn bán phụ tùng tàu thuyền, ngư cụ để phục vụ ngư dân trong làng. Mấy quầy hàng của chị nằm sát trục đường chính của xã. Nghe tin báo bão lớn, chị chằng buộc nhà cửa cẩn thận. Nhưng thiệt hại lại bị triều cường gây ra. Sóng cường lên đánh toang hết cửa, đẩy sạch hàng hóa trong quầy xuống biển. Mất của, nhưng chị Hoa vẫn chia sẻ: “Nhà tôi bị mất khoảng vài trăm triệu tiền hàng. Xót xa lắm. Nhưng so với mấy chủ tàu bị đắm, bị vỡ hay bị đánh lên bờ thì thấy tội cho những gia đình đó lắm. Mất trắng tiền tỷ biết đến khi mô làm lại được”.

Ngư dân Lê Phi Long, dáng người đậm, chắc nịch, ra khơi, vào lộng chẳng ngại điều gì. Vậy mà khi kể lại lúc chứng kiến cảnh sóng biển đánh thốc tàu lên bờ, giọng vẫn hoảng. Ông nói hơi lập bập: “Mấy chục năm theo nghề biển, chưa có khi nào mà tôi chứng kiến cảnh sóng biển đánh cao đến 4 - 5 m như vậy. Khi đó, bão thì gầm rú, sóng cứ lừng lững tống vô bờ, nhìn ngọn sóng bằng tòa nhà tầng thấy phát khiếp. Chính loạt sóng biển triều cường đó đã nhấn chìm tàu và hất cả mười mấy con tàu lên bờ. Tàu QB 93113 TS, công suất 160 CV của tôi trị giá cũng gần tỷ đồng đang mắc cạn cùng trong số đó”.

Riêng ngư dân Nguyễn Tuấn Anh, chủ tàu QB 93064 TS thì có câu chuyện khác. Ông Anh nói giọng chắc nặng: “Mấy chiếc tàu của anh em ngư dân nhà gần nhau cùng neo cách bờ gần trăm mét để tránh va đập. Khi bão lớn tôi còn liều mạng ở trên tàu. Thấy sóng lớn bứt hết neo, dây chằng và tống tàu vô bờ, tôi liền cho nổ máy, kéo hết tay ga lấy đà đè sóng để tàu ngược ra hòng cứu tàu. Vậy mà, sức tàu chạy chỉ như trò chơi con nít, sóng cứ giật lùi, giật lùi tàu và thêm đợt sóng lớn tạt chéo lên là mang con tàu nằm chênh vênh lên bờ, cách mép biển cũng ngót năm mét. Bây chừ nhìn thân tàu như bị rã ra, tu bổ hay làm lại cũng mất vài trăm triệu đồng chứ không phải ít”.

Tương tự tàu ông Anh, nhiều tàu khác như tàu QB 9317TS của ngư dân Nguyễn Phú; tàu QB 93176 TS của ngư dân Trương Tuấn... cũng bị sóng đánh lên bờ một quãng khá xa và đang trong tình trạng bị hư hỏng nặng nề. Ông Trương Phú thở hắt ra: “Con tàu khi đang còn nguyên lành đã mang nợ vay rồi. Nay bị bể rạc thì nợ lại chồng thêm nợ. Để tàu xuống được biển, ra được khơi là phải vay thêm vài trăm triệu đồng bỏ vô cho nó”.

Ngoài số tàu bị thiệt hại nặng, Cảnh Dương còn có hơn 100 tàu bị va đập làm hư hỏng đáng kể.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm