| Hotline: 0983.970.780

Tân Thanh 2 năm nhìn lại

Thứ Tư 27/03/2013 , 12:57 (GMT+7)

Đầu năm 2011, UBND tỉnh Tiền Giang chọn xã Tân Thanh, huyện Cái Bè là một trong 10 xã điểm của tỉnh để xây dựng NTM đến năm 2015.

Đầu năm 2011, UBND tỉnh Tiền Giang chọn xã Tân Thanh, huyện Cái Bè là một trong 10 xã điểm của tỉnh để xây dựng NTM đến năm 2015. Đến nay, xã đã đạt được 11/19 tiêu chí và quyết tâm để sớm về đích.

Ông Bùi Văn Tính, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Xã Tân Thanh được xây dựng trên cơ sở xã văn hóa, có nhiều phong trào mạnh, lại có được sự nhận thức tốt, đồng tình của dân cho việc xây dựng NTM nên thực hiện được Chương trình NTM sẽ chuyển động được đời sống của dân. Nhân dân xã Tân Thanh rất ủng hộ các chương trình nhà nước và nhân dân cùng làm, nhất là hiến đất làm đường.

Trong năm 2011, tổng vốn xây dựng NTM gần 18 tỉ đồng, trong đó vốn huy động trong dân, DN, Mạnh Thường Quân gần 9 tỉ đồng. Năm 2012, xã tiếp tục huy động nguồn lực trong dân để xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở văn hóa. Không dừng lại ở việc hiến đất, người dân còn bỏ tiền ra làm nền hạ trước khi giao mặt bằng cho xã tiến hành trải nhựa, đan để giảm kinh phí đầu tư.

Về phương diện kinh tế, hiện Tân Thanh có 2 điểm sáng đáng lưu ý. Đó là, khu dịch vụ vận chuyển, mua bán trái cây, ở ấp 4, nằm đối diện khu vực chợ, có thể xem như một chợ đầu mối khu vực để giải quyết tiêu thụ trái cây trong vùng và cả khu vực lân cận thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, hằng năm giải quyết được nhiều việc làm và giúp thu ngân sách không nhỏ. Ngoài ra, còn có một cồn quy, trong tương lai có thể làm điểm du lịch xanh, kết hợp khai thác thủy sản, thu hút được khách du lịch qua lại trên sông Tiền.

Ông Bùi Văn Tính, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Vấn đề lớn ở đây là có quá nhiều yêu cầu cho xây dựng cơ sở vật chất, như giao thông, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa (VCVH), bưu điện, nhà ở dân cư.

Trong đó, nổi bật lên vấn đề giao thông nội bộ, trường học và cơ sở VCVH. Chỉ tính riêng 3 tiêu chí này, nguồn vốn đòi hỏi tới 210 tỉ đồng, trên tổng kinh phí xây dựng mà địa phương đề xuất cho việc thực hiện 8 tiêu chí là hơn 290 tỉ đồng. Rõ ràng, nguồn vốn này nếu tỉnh, huyện đáp ứng được 50% cho địa phương cũng là tốt. Nhưng e rằng, ngân sách và cả vốn lồng ghép cho xã có hạn. Thấy được khó khăn trên, điều đáng mừng hiện nay là người dân Tân Thanh rất hưởng ứng chương trình do nhà nước, nhân dân cùng làm.

Những con số đã nói lên được kết quả qua hơn 2 năm triển khai là đã đầu tư được 22 công trình gồm: Đầu tư mới và nâng cấp 9 công trình đường GTNT, 2 cầu GTNT, 3 cống ngăn lũ và thoát nước, công trình nâng cấp chợ Tân Thanh, đầu tư thư viện văn hóa xã, xây dựng 1 trạm cấp nước sinh hoạt nông thôn, xây dựng khu hành chính trường THCS...

Tổng kinh phí đã được thực hiện qua hơn 2 năm là hơn 27 tỉ đồng. Trong đó, vốn Chương trình MTQG do Trung ương hỗ trợ 1 tỉ đồng, ngân sách tỉnh 5,4 tỉ đồng, ngân sách huyện hơn 2,1 tỉ đồng, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác 8,45 tỉ đồng, nhân dân đóng góp 10 tỉ đồng.

Đến nay, xã Tân Thanh đạt được 11/19 tiêu chí. Các tiêu chí còn lại chưa đạt gồm: giao thông, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, môi trường và nhà ở (hiện còn 96 căn nhà tạm).

Tiếp giáp sông Tiền thuận lợi cho giao thông đường thủy, cộng với hệ thống sông ngòi phục vụ tốt cho nhu cầu trồng trọt, SX của nhân dân trên địa bàn xã Tân Thanh. Hằng năm, sản lượng vườn cây ăn trái đạt từ 15 - 16 ngàn tấn, cây màu đạt 119 tấn, sản lượng đánh bắt nuôi trồng thủy sản khoảng 1.100 tấn cá các loại.

Cùng với những thuận lợi xã vẫn còn nhiều khó khăn, trên 88% lực lượng lao động của xã làm việc trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Đây là những khó khăn trong việc xây dựng NTM.

Ông Bùi Văn Tính cho biết thêm: Đạt được kết quả trên, thứ nhất, tạo được sự đoàn kết trong nội bộ Đảng và đồng thuận cao của nhân dân. Từ đó tự giác đăng ký xây dựng gia đình đạt chuẩn NTM, đạt 100% số hộ toàn xã. Thứ hai, việc chọn các tiêu chí đột phá, cũng được bàn bạc dân chủ khách quan, gắn với nhu cầu xã hội, như việc hiến đất, hoa màu để làm đường nông thôn. Thứ ba, vai trò của cán bộ, đoàn viên, hội viên gương mẫu đi đầu trong thực hiện nghĩa vụ cũng như đóng góp sức người để các công trình xây dựng sớm hoàn thành theo kế hoạch.

Để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả hơn trong năm 2013 và các năm tiếp theo, Ban quản lý xây dựng NTM xã phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã, ấp có liên quan: Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc cũng như tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện. Rà soát, đánh giá lại số tiêu chí đạt được, số tiêu chí chưa đạt, mức độ đạt được của từng tiêu chí; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch với lộ trình đạt được các tiêu chí cho từng năm.

Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra trong xây dựng công trình; nhất là vai trò giám sát của ban giám sát cộng đồng. Thực hiện việc chấm điểm thi đua các hộ gia đình bằng hình thức chấm công ghi điểm những công việc nông hộ làm được ở các mặt đời sống của nhân dân. Áp dụng KHKT trong SX theo chủ trương hướng dẫn, đầu tư ngành nghề, chăn nuôi, cải thiện đời sống, tăng thu nhập. Tiếp tục vận động mọi nguồn lực của DN, Mạnh Thường Quân, hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo xây dựng xóa nhà tạm bợ.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất