| Hotline: 0983.970.780

Tân Thạnh thiếu nước sạch

Thứ Tư 16/10/2013 , 10:37 (GMT+7)

Ở TP Cần Thơ hiện nay còn một số khu vực nông thôn vùng ven người dân vẫn thiếu nước sạch. Nhiều hộ dân buộc phải sử dụng nước nhiễm bẩn.

Ở TP Cần Thơ hiện nay còn một số khu vực nông thôn vùng ven người dân vẫn thiếu nước sạch. Nhiều hộ dân buộc phải sử dụng nước nhiễm bẩn.

Ông Lương Duy Khanh, Chủ tịch UBND xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai cho biết: Trong xã có 1.838 hộ, nhưng nước máy chỉ phục vụ được cho khoảng 900 hộ. Xã có 2 nhà máy nước công suất nhỏ, một ở ấp Thới Khánh và cái nữa ở Thới Khánh A phục vụ được 600 hộ. Còn 300 hộ, vì nằm trên đường ống dẫn nước của nhà máy nước Thới Lai, trực thuộc Trung tâm cung cấp nước sạch TP Cần Thơ nên được cung cấp nguồn nước có xử lí hợp vệ sinh.

Tuy vậy, nằm trên tỉnh lộ 922 có một đoạn đường khoảng 1.000 m từ cầu Tắc Cà Đi đến cầu Vàm Nhon, vẫn còn một cụm hộ dân cư nhà bên lộ chưa có nước sạch để dùng. Khoảng 100 hộ dân này phải nhờ vào con rạch nhỏ chạy phía sau nhà làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Trong khi con rạch nhỏ vừa dẫn nước, đồng thời hứng chịu bao nhiêu chất thải bẩn.


Dùng nước giếng khoan trong gia đình còn phổ biến ở xã Tân Thạnh (Cần Thơ)

Nối ra đường cái lớn, xã Tân Thạnh hiện còn trên 10 tuyến lộ nhánh. Mỗi tuyến lộ có khoảng 50 hộ dân cũng gặp tình trạng tương tự - thiếu nước sạch. Trong đó có tuyến lộ do nhà dân thưa thớt, mỗi căn nhà nằm cách xa nhau. Chi phí lắp đặt đường ống dẫn nước tăng cao. Vào mùa mưa còn nhờ lu trữ nước ăn uống, nhưng qua tới mùa khô những hộ dân này đành chấp nhận lấy nước sông tắm, giặt...

Nhà anh Tiền Minh Khoa, có 7 nhân khẩu gồm cả cha mẹ già và đàn con, nằm ở cuối một con hẻm, cách xa đường ống dẫn nước, than thở: “Nhà tôi chịu hết nổi cảnh thiếu nước sinh hoạt. Tôi sẵn sàng chịu tốn phí đường ống và cho các hộ dân trên đường ống đi qua có thể đấu nối dùng chung đường nước. Thế nhưng đề nghị của tôi không được nhà máy nước đồng ý.

Nhân viên nhà máy nước cho rằng: Do con hẻm này ít nhà, lượng nước sử dụng không nhiều, trong khi làm đường ống tốn nhiều chi phí, không hiệu quả nên nhà máy không thể cung cấp nước sạch được”.

Ông Trương Công Hoằng, mục sư Hội thánh cơ Đốc phục lâm Vàm Nhon, huyện Thới Lai nói: “Mấy năm gần đây, tình trạng ô nhiễm nước trên các tuyến sông rạch ngày càng nặng nề, đặc biệt ở vùng nông thôn. Do ảnh hưởng của nước thải từ ruộng đồng, cộng với chất thải sinh hoạt của người dân và cả việc một số hộ chăn nuôi heo, gia cầm…

Sông, rạch vô tình là nơi chứa đựng bao nhiêu chất thải bẩn. Trong khi hệ thống đầu tư các nhà máy cung cấp nước sạch còn hạn chế. Vì vậy vẫn không ít hộ dân lấy nước sông lắng lọc hoặc hứng nước mưa sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình, dẫu biết rằng chất lượng nước không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Trước những khó khăn đó, trong khi chờ nguồn nước máy, từ năm 2008 đến năm 2012, Hội thánh cơ Đốc phục lâm Vàm Nhon đã vận động nguồn kinh phí của tín đồ tặng hơn 200 cây nước giếng khoan, bình quân mỗi cây nước giá 3 triệu đồng, cho các hộ dân nghèo thuộc địa bàn xã Tân Thạnh".

Theo chương trình xây dựng phát triển NTM của huyện Thới Lai, ông Trần Văn Mới, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thạnh cho biết: “Để cung cấp nước sạch tới người dân, xã Tân Thạnh đã có đề án và phê duyệt. Sắp tới, trên địa bàn xã sẽ xây thêm 6 trạm cấp nước sạch đáp ứng đủ nhu cầu người dân.

Đó là các trạm Đội Quán, cầu Tư Phước đáp ứng nhu cầu cho dân ấp Thới Thuận A, rồi trạm cầu Hai Sậy cho Thới Thuận B, trạm cầu ông Năm Đa thuộc ấp Thới Thuận, trạm Tư Hồng Y, trạm Tám Thuận cho Thới Phước 1 và 2. Riêng trạm cấp nước cho Thới Phước 2 đã khảo sát và có kế hoạch chi tiết xây dựng nhà máy.

Theo đề án cấp nước sạch của xã, nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tiêu chuẩn là 80 lít/người/ngày đêm. Các trạm cấp nước dự toán xây phải đạt công suất mỗi trạm từ 150m3 đến 1000m3/ngày đêm.

Để có tổng công suất 3.150m3/ngày đêm cho 6 trạm cần nguồn vốn đầu tư trên 22 tỉ đồng. Đó là chưa tính đến kinh phí xây dựng các tuyến ống nhánh vào từng hộ sử dụng nước. Đề án đã có, nhưng chưa biết đến bao giờ mới khởi công xây dựng để dân Tân Thạnh thỏa lòng khát khao có nước sạch.

Được biết trong năm 2013, TP Cần Thơ thực hiện các dự án lắp đặt trên 100 trạm cấp nước tập trung, mỗi trạm công suất từ 4-6 m3/giờ; cung cấp 310 lu chứa nước, 226 bộ lọc nước, nhằm bảo đảm nước sạch cho người dân vùng khó khăn thuộc các huyện Phong Điền, Thới Lai, Vĩnh Thạnh. Bên cạnh đó, thành phố đầu tư xây dựng trạm cấp nước công suất 2.500 m3/ngày cung cấp cho 14.000 dân nông thôn huyện Cờ Đỏ.

Theo Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn  Cần Thơ, công tác xã hội hóa cung cấp nước sạch mặc dù được xác định là mục tiêu ưu tiên, mục tiêu của quốc gia nhưng chưa hấp dẫn các thành phần kinh tế tham gia, vì kinh phí đầu tư xây dựng các công trình cấp nước khó thu hồi.

Trong khi đó nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho chương trình này trên địa bàn TP Cần Thơ rất ít dẫn đến việc đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch tại các địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu người dân.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm