| Hotline: 0983.970.780

Tân Thanh tích cực làm đường

Thứ Sáu 28/09/2012 , 09:49 (GMT+7)

Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) được chọn làm xã điểm hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2015.

Các địa phương ở ĐBSCL đang nỗ lực xây dựng NTM, phấn đấu sớm đạt đủ 19 tiêu chí. Tuy nhiên, mỗi địa phương đang có những cách làm khác nhau. NNVN xin giới thiệu những cách làm hay, sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực. 

Tiền Giang: Tân Thanh tích cực làm đường

Người dân Tân Thanh tích cực làm đường

Tân Thanh, huyện Cái Bè (Tiền Giang) được chọn làm xã điểm hoàn thành xây dựng NTM vào năm 2015. Với thời gian và thực trạng xã, địa phương cần kế hoạch khả thi và biện pháp quyết liệt mới hy vọng hoàn thành chương trình NTM như được chọn.

So với bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Tân Thanh còn đó những tiêu chí khó thực hiện bằng nội lực địa phương. Tuy là xã vườn, nhưng nhìn chung đời sống bà con còn nghèo.

“Toàn xã có 2.370 căn nhà, nhưng còn tới 450 nhà tạm, chiếm gần 19%. Nhà đạt chuẩn theo bộ tiêu chí cũng chỉ ở mức trên 80%. Toàn xã còn trên 10% hộ nghèo, mỗi người dân chỉ được trung bình 1,6 công vườn, thu nhập bình quân cũng chỉ ở mức 20 triệu đồng/năm. Do vậy, việc huy động tài chính trong dân cũng có giới hạn”, ông Bùi Văn Tính, Chủ tịch UBND xã cho biết.

Vấn đề lớn ở đây là có quá nhiều yêu cầu cho xây dựng cơ sở vật chất, như giao thông, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, bưu điện, nhà ở dân cư. Trong đó, nổi bật lên vấn đề giao thông nội bộ, trường học và cơ sở vật chất văn hóa.

Ông Tính cho biết thêm: “Chỉ tính riêng 3 tiêu chí này, nguồn vốn đòi hỏi tới 210 tỷ đồng, trên tổng kinh phí xây dựng mà địa phương đề xuất cho việc thực hiện 8 tiêu chí là hơn 290 tỷ. Rõ ràng, nguồn vốn này nếu tỉnh, huyện đáp ứng được 50% cho địa phương cũng là tốt. Nhưng e rằng, ngân sách và cả vốn lồng ghép cho xã có hạn".

 Điều đáng mừng hiện nay là người dân rất hưởng ứng chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Họ đã tích cực làm đường, nên không chỉ ủng hộ đất, hoa màu, vật kiến trúc, mà còn nhiệt tình đi thêm bước nữa là lo luôn chi phí làm nền đường.

Chúng tôi đến Tân Thanh lúc này vào mùa mưa bão, nhưng công việc làm đường vẫn khẩn trương. Anh Huỳnh Hữu Toàn, phụ trách xây dựng xã cho biết: “Xã đã làm được đường nhựa từ nhà ông Thọ đến trường tiểu học trên 1 km, rồi đường Cai Lân - Rạch Ruộng - Cây Gòn dài 3,6 km. Hiện đang tiến hành làm đường rạch Mít Nhỏ - Bà Rớ ở ấp 1 dài 1,6 km. Mặt đường 3,5 m mà hầu hết dân tự nâng cấp nền, đắp lề, bơm cát”.

Ông Nguyễn Văn Năm, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã nói: “Xã được xây dựng trên cơ sở xã văn hóa, có nhiều phong trào mạnh, lại có được sự nhận thức tốt, đồng tình của dân nên thực hiện được chương trình NTM, chúng tôi tin là sẽ nâng cao đời sống của dân”.

Anh Toàn nói thêm: “Ở ấp 3 cũng đã làm được đoạn đường Hai Khuynh - Bảy Tấn dài 2 km, rộng 2 m, bờ lề mỗi bên nửa mét. Thấy được lợi ích của việc làm đường có lợi cho giao thông chung và đặc biệt là cho chính những nhà ở mặt tiền đường, nên người dân sẵn sàng đóng góp công của, khi được chính quyền triển khai”.

Về phương diện kinh tế, hiện Tân Thanh có 2 “điểm sáng” đáng lưu ý. Đó là, khu dịch vụ vận chuyển, mua bán trái cây ở ấp 4, nằm đối diện khu vực chợ, có thể xem như một chợ đầu mối khu vực để giải quyết tiêu thụ trái cây trong vùng và cả khu vực lân cận thuộc tỉnh Đồng Tháp. Đồng thời, hàng năm giải quyết được nhiều việc làm và giúp thu ngân sách không nhỏ. Ngoài ra, còn có một “cồn quy”, trong tương lai có thể làm điểm du lịch xanh, kết hợp khai thác thủy sản, thu hút khách du lịch qua lại trên sông Tiền.

Một vài tiêu chí không phù hợp với tình hình thực trạng xã Tân Thanh cũng cần xin được điều chỉnh. Vì là xã miệt vườn, có sông ngòi chằng chịt nên yêu cầu kiên cố hóa kênh, mương không cần. Nhưng bù lại, cần thiết phải hoàn chỉnh cống đập để bảo vệ vườn cây ăn trái, chống triều cường hàng năm có thể gây thiệt hại lớn và lâu dài cho bà con nhà vườn. Mặt khác, với yêu cầu cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 35% có lẽ cũng không phù hợp cho một xã vườn.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm