| Hotline: 0983.970.780

Tân thơ tổng lý quy điều: Lề luật làng Nam Kỳ

Thứ Hai 30/09/2019 , 13:57 (GMT+7)

Tập sách tóm rút các lề luật dạy về việc cai trị làng tổng An Nam trong Quản hạt Nam Kỳ” của tác giả Ernest Outrey.

Sách Tân thơ tổng lý quy điều năm 2019

Ernest Outrey, là Tham biện quan, sung Phủ lý quan Khâm mạng Nam Kỳ, nhà cai trị thực dân Pháp, ông sinh ngày 11 tháng 8 năm 1863 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), chết ngày 7 tháng 10 năm 1941 tại Saint germain le guillaume (Mayenne, Pháp).
 

Từ những lề luật làng Nam Kỳ thuộc Pháp

Qua lời đề tựa của ông Ernest Outrey, chúng ta được biết: “Sách này làm theo lời Hội đồng Địa hạt Bắc Liêu phỏng ước trong năm 1885, tôi (tức ông Ernest Outrey) đã cho dịch ra chữ Quốc ngữ và chữ Annam, tóm lại những điu cần kíp để dẫn cho các làng tổng thông hiểu mà làm việc bổn phận nhà nước đã phú cho mình”.

Lần theo lời dẫn của quyển sách, xuất bản năm 1889, các soạn giả đã lần lượt tìm thêm được các bản in khác như bản in bằng tiếng Pháp: “Nouveau recueil de législation cantonale et communale Annammite de Cochinchine” (Sưu tập mới về lề luật của việc cai trị tổng và làng xã An Nam trong hạt Nam Kỳ), in tại Sài Gòn, năm 1888, lưu tại Thư viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam (tại thành phố Hồ Chí Minh), mã số Q.440. Bản in bằng chữ Hán (Tân thơ tổng lý quy điều) của Ernest Outrey do Rey & Curiol, xuất bản ở Sài Gòn, năm 1890. Hiện nay, bản in này còn lưu tại thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội Việt Nam, với ký hiệu lưu kho OCTO010916, gồm 106 trang.

Đến năm 1905, ông Ernest Outrey đã dọn lại, bổ sung thêm và được Thư ký Trần Văn Sớm, Tri phủ Trần Quang Thuật diễn lại Quốc ngữ (Bản sách in lần này, tựa đề và người diễn ra Quốc ngữ có khác đôi chút so với các lần in trước đó: “Tân Thơ Tổng Lý Qui Điều – Sách tóm rút các lề luật dạy về việc cai trị làng tổng An Nam trong quản hạt Nam Kỳ” của ông Ernest Outrey – Tham biện hạng nhứt thuộc Ty Chánh vụ cõi Đông Dương, diễn Quốc ngữ Thơ ký Trần Văn Sớm và có Tri phủ Trần Quang Thuật giúp, Imprimerie Commerciale Ménard & Rey, Sài Gòn, 1905. Hiện bản sách này đang lưu tại Thư viện Harvard – Yenching và Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh).

Song song với bản in tiếng Việt, ông Ernest Outrey còn cho in bản tiếng Pháp. Trong lời dẫn lần in này, tác giả Ernest Outrey cho biết: “Nay tôi soạn mà in lại, cũng như kiểu cuốn sách trước, một bổn mới tóm rút các l luật cai trị làng tổng An Nam trong quản hạt Nam K. Theo trí tưởng của tôi, sách ấy để mà chỉ đường nẻo cho làng tổng trong cách thức cai trị”.

Để thực hiện quyển sách được coi là cẩm nang cho các viên quan cai trị làng tổng ở Nam Kỳ, ông Ernest Outrey đã dựa trên cơ sở các sách của ông Lurô; sách học luật hộ của ông Villarrd; luật của ông Philastre và ông D'Aubaret; sách nói về việc cai trị làng xã An Nam của ông Landes; sách tóm luật An Nam của ông Miraben và sách nói về việc lập làng tổng của ông Schreiner…v.v.

Sách “Tân Thơ Tổng Lý Quy Điều" (1880)

“Tân Thơ Tổng Lý Quy Điều” - đây là tập sách được xem như quyển cẩm nang giúp cho làng tổng trong việc cai trị địa phương của Pháp ở Đông Dương nói chung, đặc biệt là trên vùng đất Nam Bộ. Vì vậy, chính quyền thuộc Pháp đã cho in và phát hành vào những năm tiếp theo như năm 1913, quyển sách này được in lại và có sự chỉnh sửa, bổ sung của ông Julien de Villeneuve – viên Tham biện hạng năm trên cơ sở theo luật đang thông dụng ngày 1er Janvier 1913, đồng thời một số nội dung mới được thêm vào, và được ông Nguyễn Phước Hậu diễn ra Quốc ngữ. Đến năm 1928, ông Julien de Villeneuve tiếp tục bổ sung theo theo luật đang thông dụng ngày 1er Janvier 1928…v.v.
 

Đến một tài liệu tham khảo luật pháp quý

Về nội dung quyển cẩm nang cai trị của thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ năm 1905 đã từng bước được hoàn thiện hơn, chỉ rõ và chi tiết hơn. Nếu như bản in bằng tiếng Pháp năm 1888 và bản in bằng chữ Quốc ngữ cũng như bản in chữ Hán thì về nội dung đều giống nhau. Chẳng hạn về bố cục, có 21 phần: Đoạn thứ I – Về việc cai trị trong tổng; Đoạn thứ II – Về việc cai trị trong làng; Đoạn thứ III – Về thuế vụ;Đoạn thứ IV – Về chợ búa;Đoạn thứ V – Tề thủy lợi;

Đoạn thứ VI – Về sự cho vay làm mùa; Đoạn thứ VII – Về sự vô bộ và sự thị chứng; Đoạn thứ VIII – Về địa bộ đất của làng; Đoạn thứ IX – Về việc xử đoán; Đoạn thứ X – Về việc thi hành án lý; Đoạn thứ XI – Về bộ đời; Đoạn thứ XII – Về đất của nhà nước cho; Đoạn thứ XIII – Về thuế ngoại ngạch; Đoạn thứ XIV – Về việc dạy dỗ chung; Đoạn thứ V – Về lính tập; Đoạn thứ XVI – Về việc đăng lâm; Đoạn thứ XVII – Về phép sắm khí giới; Đoạn thứ XVIII – Về việc tuần phòng các ghe thuyền; Đoạn thứ XIX – Về sự làng phải mắc trách cứ trong việc tuần phòng; Đoạn thứ XX – Về sự làm loạn; Đoạn thứ XXI – Thể lệ chung.

Đến bản in năm 1905, thì ngoài bổ sung nội dung cho các phần hiện có, ông E.Outrey đã thêm nhiều cái mới như các quy định Về con niêm, Quy định các khoản về quyền phép theo việc hộ An Nam nói về người và tài vật; Về tuyển cử Hội đồng địa hạt; Về sự tới ngụ cư và về sự thiên cư; Về canh nông, việc nuôi súc vật, việc thương mãi; Thể lệ dùng mà trừ các bịnh…v.v.

Sách “Tân Thơ Tổng Lý Quy Điều" (1905)

Qua tìm hiểu, đối chiếu các bản in, các soạn giả đã sử dụng bản in năm 1905 được coi là khá đầy đủ, thể hiện được các nội dung cơ bản. Trong khoảng thời gian này, việc tổ chức chính quyền thực dân Pháp đang dần chuyển tiếp sang nền hành chính mới, từ hạt tham biện chuyển thành tỉnh, chính thức từ ngày 01/01/1900, rồi tiếp tục thử nghiệm và dần hoàn thiện tổ chức hành chính cấp quận.

Việc làm này đã tác động trực tiếp đến việc tổ chức quản lý làng tổng ở Nam Kỳ. Cuốn sách sẽ giúp nhiều cho độc giả trong việc nghiên cứu về cách thức tổ chức cai trị làng tổng của chính quyền thực dân Pháp ở Nam Kỳ hồi đầu thế kỷ XX sẽ được thuận lợi hơn.

“Tân thơ tổng lý quy điều” là văn bản pháp luật, lại ra đời cách nay hơn 100 năm nên từ ngữ hay cách viết của tác giả và của dịch giả thể hiện trong câu văn hơi khó hiểu. Trước nhất, các soạn giả đã trung thành với nguyên bản nhưng có chỉnh sửa một số lỗi chính tả, lỗi dùng từ ngữ, như hỏi/ngã, chở chiênšchuyên chở, gián yết thị š dán yết thị, khí giái š khí giới, chửng š chuẩn, vưng š vâng, dợt š duyệt, diệpš dịp, bàn khoán š bằng khoán, đờn bà hóa š đàn bà góa, giòng giỏi š dòng dõi, thế chưng š thế chân, nhà vuôn š nhà vuông, gia sảng š gia sản, liêng cang š liên can, tri š truy, vv…

Sách có nhiều từ ngữ pháp luật, từ ngữ người xưa hay dùng mà hiện nay rất ít thấy, khó hiểu, các soạn giả cố gắng chú giải thêm để hầu bạn đọc dễ hiểu hơn, như tùng giả, chánh lục bộ, mày đay, đạo lộ, đề hình, thừa sai, nhà dây thép, sanh ý, thuế sanh ý, thuế thân, công nho, thuế công sưu, thuế điền thổ, lính mã tà, lính tập lưu hậu, ghe hầu, ghe lường, cai đồng, nạp lòng thuế, nhặc nhiệm, thị nhận, vi bằng, đoạn mãi, con niêm, v v…

Khi đọc sách, để độc giả đỡ mệt nhọc, chúng tôi cố gắng sưu tầm và tuyển chọn một số hình ảnh minh họa theo một số nội dung mà trong nguyên bản không có. Các hình ảnh vẽ hoặc chụp lại, chủ yếu nằm trong tập sách Monographie Dissinnée de L'Indochine (Cochinchine) 1935 - 1938.

Tóm lại, cuốn sách là một tài liệu tham khảo quý cho các nhà nghiên cứu luật và xã hội Nam Kỳ thời thuộc Pháp.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm