| Hotline: 0983.970.780

Tăng chất lượng trứng gia cầm bằng khô bã gấc

Thứ Tư 05/05/2010 , 10:09 (GMT+7)

Cho gia cầm ăn thức ăn có pha trộn thêm khô bã gấc thì con vật sẽ khỏe mạnh, tăng khả năng sinh trưởng và sinh sản.

Từ các kết quả nghiên cứu và thành công trong việc xây dựng các mô hình chăn nuôi gia cầm theo qui trình mới của mình trong thời gian gần đây, GS. Vũ Duy Giảng (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã khuyến cáo bà con chăn nuôi gia cầm áp dụng qui trình sử dụng bã gấc khô bổ sung vào thức ăn làm tăng chất lượng trứng, tăng tỷ lệ trứng có phôi và làm tăng độ đậm màu của lòng đỏ trứng, mặt khác còn giúp gia cầm ngăn ngừa bệnh nhiễm vi khuẩn, virus… đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Theo GS. Giảng, sau khi chiết xuất tinh dầu, khô bã gấc có thành phần dinh dưỡng tương đương với bắp ngô, chất béo nhiều hơn gấp 2-3 lần, các chất chống oxy hóa như beta-caroten, tocopherol và lycopen cũng còn khá nhiều nên có tác dụng bảo vệ các phần tử sinh học của tế bào, không bị tổn hại do sự tấn công của các gốc tự do. Cho gia cầm ăn thức ăn có pha trộn thêm khô bã gấc thì con vật sẽ khỏe mạnh, tăng khả năng sinh trưởng và sinh sản.

Kết quả thử nghiệm trên đàn vịt cho thấy, tỷ lệ trứng có phôi đạt cao nhất ở các lô thức ăn có chứa từ 6 đến 9% khô bã gấc, độ đậm màu của lòng đỏ tương đương với màu trứng vịt có bổ sung chất sắc tố Red Lucanthin (thường dùng để tăng độ đậm màu cho lòng đỏ trứng).

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm