| Hotline: 0983.970.780

EVNNPT đóng điện đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín:

Tăng cường đảm bảo điện cho Thủ đô Hà Nội

Thứ Tư 05/01/2022 , 11:13 (GMT+7)

Dự án này là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm A, có tổng mức đầu tư hơn 856,4 tỷ đồng. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư.

Hội đồng nghiệm thu cấp chủ đầu tư là EVNNPT đã họp ngày 4/1/2022 đồng ý nghiệm thu để đóng điện dự án

Hội đồng nghiệm thu cấp chủ đầu tư là EVNNPT đã họp ngày 4/1/2022 đồng ý nghiệm thu để đóng điện dự án

Vào lúc 8h57 phút ngày 5/1/2022, Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện dự án Đường dây 500kV Tây Hà Nội – Thường Tín. Dự án này là công trình năng lượng cấp đặc biệt, nhóm A, có tổng mức đầu tư hơn 856,4 tỷ đồng. Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, giao NPMB quản lý thực hiện dự án, Công ty Truyền tải điện 1 là đơn vị tiếp nhận quản lý vận hành sau khi hoàn thành đóng điện. Công trình có quy mô xây dựng mới đường dây 500kV mạch kép với tổng chiều dài đường dây 40,7 km, điểm đầu tại trạm biến áp 500kV Tây Hà Nội, điểm cuối tại TBA 500kV Thường Tín với 96 vị trí cột đi qua 4 huyện gồm: Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín thuộc TP. Hà Nội.

Đường dây 500kV Tây Hà Nội - Thường Tín

Đường dây 500kV Tây Hà Nội - Thường Tín

Do đặc điểm của dự án cấp điện áp 500kV trải dài qua nhiều huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nên gặp nhiều khó khăn trong công tác hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng (đặc biệt là giải phóng mặt bằng hành lang tuyến), phải đến tháng 11/2021, sau nhiều lẫn lỡ hẹn chính quyền địa phương mới bàn giao được mặt bằng khoảng cột cuối cùng (vị trí 61-62) cho NPMB để thi công hoàn thành dự án. Ngoài ra, tuyến đường dây có nhiều điểm giao chéo phức tạp với nhiều đường dây cao thế và chỉ thi công được khi cắt điện. Nhận thức rõ tầm quan trọng của dự án, cũng như khó khăn trong công tác BT-GPMB khi đường dây đi qua địa bàn các huyện của TP. Hà Nội, trong thời gian qua, EVNNPT đã chỉ đạo NPMB cùng các đơn vị liên quan tập trung nhân lực, vật lực, bám sát chính quyền địa phương, chỉ đạo sát sao nhà thầu để sớm tháo gỡ vướng mắc, mặt bằng được bàn giao đến đâu, thi công dứt điểm đến đó. Cùng với đó, NPMB/EVNNPT đã chủ động làm việc với Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Bắc, Công ty Truyền tải điện 1, Tổng công ty điện lực Thành Phố Hà Nội và các đơn vị liên quan khác để lên lịch cắt điện thi công từ tháng 15/12/2021 đến ngày 03/01/2022 đã hoàn thành, đủ điều kiện đóng điện.

Công trình sau khi hoàn thành đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của miền Bắc đặc biệt là khu vực Nam sông Hồng trong đó có Thủ đô Hà Nội; Tăng cường liên kết hệ thống điện 500kV xung quanh thành phố Hà Nội, tăng cường độ an toàn, linh hoạt trong vận hành và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; Giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh chung cho hệ thống điện quốc gia.

Đặc biệt, dự án hoàn thành thời điểm này sẵn sàng đảm bảo cung cấp điện cho TP. Hà Nội dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần cũng như vào giai đoạn mùa nắng nóng năm nay khi nền kinh tế phục hồi sau khi ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm