| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường hệ thống thông tin quản lý tài nguyên rừng

Thứ Hai 24/03/2014 , 09:27 (GMT+7)

Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp là một trong 21 đề án ưu tiên trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp VN giai đọan 2006 - 2020.

Sau 3 năm triển khai, giai đoạn I dự án Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp (dự án FORMIS) đã hỗ trợ công tác quản lý tài nguyên rừng bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo trong công cuộc phát triển KT-XH của VN. Đây chính là cơ sở để tiếp tục thực hiện những chương trình tiếp theo.

Đó là nhận định chung của nhiều đại biểu tại hội nghị "Khởi động dự án Phát triển hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp tại VN, giai đoạn II (FORMIS II) do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức vào cuối tuần qua tại Hà Nội.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi, xây dựng và củng cố hệ thống thông tin quản lý ngành Lâm nghiệp là một trong 21 đề án ưu tiên trong chiến lược phát triển Lâm nghiệp VN giai đọan 2006 - 2020.

Việc thực hiện dự án FORMIS I (2009 - 2012) do Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Ngoại giao Phần Lan thực hiện là một bước tiến quan trọng cho việc đặt nền móng cho một hệ thống thông tin lâm nghiệp hiện đại. Giai đoạn I của dự án FORMIS được triển khai thực hiện tại cấp Trung ương và 3 tỉnh thí điểm là Quảng Ninh, Thanh Hóa và TT - Huế.

Từ những kết quả đạt được của giai đoạn I, giai đoạn II của dự án sẽ được thực hiện trong 5 năm (2013-2018) nhằm xây dựng một hệ thống thông tin quản lý được tích hợp đầy đủ để hỗ trợ công tác quản lý ngành Lâm nghiệp và áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.

Dự án FORMIS II do Chính phủ Phần Lan và Chính phủ VN hỗ trợ về tài chính. Cty Niars Oy Phần Lan phối hợp với GFA và Green Field cung cấp dịch vụ kỹ thuật. Ngân sách dự án do chính phủ Phần Lan tài trợ là 9,7 triệu Euro, vốn đối ứng của Chính phủ VN là 437,530 Euro, tương đương 11,7 tỷ đồng.

Mục tiêu tổng quát của FORMIS II là sẽ cung cấp một hệ thống nền công nghệ thông tin truyền thông thống nhất cho các đơn vị lâm nghiệp để tích hợp các dữ liệu và ứng dụng của các đơn vị đó vào trong hệ thống; đảm bảo các nguồn tài nguyên rừng được quản lý bền vững dựa trên nền tảng thông tin cập nhật và góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo trong công cuộc phát triển KT-XH chung của VN.

Trong quá trình thực hiện dự án FORMIS II sẽ tập trung các mục tiêu sau: Xây dựng các quy trình, tiêu chuẩn và cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan của VN. Trao đổi dữ liệu điện tử trong nội bộ Tổng cục Lâm nghiệp với các cơ quan liên quan bên ngoài và các cơ sở dữ liệu của FORMIS.

Thông tin về thực hiện hoạt động lâm nghiệp sẽ được cung cấp đến các cơ quan quan trọng bao gồm cả chủ rừng; Vận hành hệ thống quản lý thông tin tài nguyên rừng ở tất cả các tỉnh, tập trung ở các tỉnh có rừng. Đó là thông tin tài nguyên rừng, tác động vào rừng, báo cáo về các hoạt động, sự cố, thông tin liên quan đến các sản phẩm lâm nghiệp và quản lý tài chính; Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu ngành lâm nghiệp và đưa vào cơ sở dữ liệu chuẩn của FORMIS; Tăng cường năng lực thu thập và quản lý thông tin.

Ở FORMIS I chưa có ở cấp Trung ương, nhưng ở giai đoạn II sẽ tập trung ở những đối tượng sử dụng chính ở cấp Trung ương và cấp tỉnh sẽ có đủ khả năng sử dụng và duy trì hệ thống. Bên cạnh đó, việc thành lập Trung tâm Thông tin ngành lâm nghiệp hoặc đơn vị công nghệ thông tin lâm nghiệp sẽ được thực hiện và đưa vào hoạt động.

Với những hiệu quả đã và đang nhìn thấy từ việc thực hiện dự án FORMIS, đại diện các bộ, ngành liên quan hy vọng đây sẽ là kinh nghiệm quý báo cho các chương trình hỗ trợ phát triển trong tương lai, giúp cho việc quản lý ngành lâm nghiệp VN.

Theo ông Ngãi, tầm quan trọng của hệ thống thông tin về tài nguyên rừng sẽ được củng cố hơn tron dự án FORMIS II. Chương trình tổng điều tra và kiểm kê rừng toàn quốc sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu vè lâm nghiệp toàn quốc phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như thi hành luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) cũng như chương trình giảm thiểu khí thải nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng (REDD+).

Trong chương tình khởi động thì dự án đã hoàn thành thí điểm tại 2 tỉnh là Bắc Kạn và Hà Tĩnh, hiện tại đang triển khai thực hiện ở 13 tỉnh thuộc Tây Nguyên và Tây Nam bộ.

Ngoài ra, BQL dự án đã có được những thỏa thuận với các đối tác chính như Tổng cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trường ĐH Lâm nghiệp về cách tích hợp và công bố dữ liệu thông tin phục vụ Dự án Tổng điều tra và kiểm kê tài nguyên rừng toàn quốc trên Cổng thông tin Tổng cục Lâm nghiệp.

Đại diện cho đơn vị thí điểm trong giai đoạn I, đại diện Chi cục Lâm nghiệp tỉnh TT - Huế chia sẻ: Hiệu quả được thể hiện rõ tại TT - Huế. Đó là, dự án đã giúp đào tạo đội ngũ cán bộ tư vấn và giảng viên, tổ chức 16 đợt tập huấn cho cán bộ lâm nghiệp cấp xã, huyện về việc quản lý thông tin; thực hiện thí điểm tại xã Lộc Thủy việc tích hợp kiểm kê rừng và đưa vào hệ thống phần mềm FORMIS. Tại đây người dân có thể biết được diện tích, sản lượng, tài nguyên rừng của các chủ rừng.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất