| Hotline: 0983.970.780

Tăng cường hợp tác sản xuất, chế biến điều giữa Việt Nam - Châu Phi

Thứ Hai 02/10/2017 , 14:12 (GMT+7)

Sản lượng điều thô ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 30% tổng nhu cầu chế biến xuất khẩu. Vì vậy con đường hợp tác nâng cao năng suất, sản lượng và chế biến giữa Việt Nam và một số nước châu Phi là rất khả thi.

13-23-31_1
TS.Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam trình bày tham luận tại hội nghị này

Vừa dẫn đoàn tham dự hội nghị thường niên của Liên minh Điều châu Phi (ACA) được tổ chức tại CH Benin, TS.Lê Quý Kha, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cho biết, tại hội nghị này ông đã có bài tham luận về những “chìa khóa” giúp ngành điều Việt Nam thành công trên thị trường điều nhân thế giới. Qua đó giúp châu Phi có thể điều chỉnh tầm nhìn về công nghiệp điều cũng như tạo điều kiện giao lưu chia sẽ thông tin nghiên cứu, triển khai, kinh doanh.

Theo TS.Kha, những yếu tố góp phần thành công của ngành điều Việt Nam là nhờ có tập đoàn giống phong phú và công tác chọn tạo giống được đầu tư bài bản. Một số giống tốt được công nhận như PN1, AB05-08, AB29 và một số giống triển vọng khác với năng suất từ 2-3 tấn/ha. Sau 8 năm trồng bước vào thời kỳ kinh doanh, cùng với kỹ thuật tỉa cành tạo tán (trẻ hóa lại vườn điều già cỗi) và kỹ thuật thâm canh tổng hợp (bón phân đạm, lân, kali) phối hợp phân bón lá, kích thích sinh trưởng. Vì vậy năng suất điều bình quân ở Việt Nam đạt 1,2-1,3 tấn/ha, thậm chí nhiều diện tích điều thâm canh, cải tạo tốt còn đạt từ 2-2,5 tấn/ha. Việc áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp cũng góp phần ổn định năng suất.

Bên cạnh đó, còn làm tốt công tác khuyến nông và chính sách liên kết “4 nhà”; Kết quả đề tài và chương trình khuyến nông, cuốn sổ tay kỹ thuật trồng điều do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Điều (Viện KHKT NN miền Nam) đã được công bố (2017). Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cũng hoạt động rất hiệu quả. Nhờ sự hoàn thiện của các hệ thống máy chế biến hạt điều Việt Nam đã cạnh tranh tốt với các máy nhập từ các nước khác.

Liên minh điều châu Phi (African Cashew Alliance) được thành lập năm 2006 là một tổ chức hiệp hội toàn châu Phi với mục tiêu tăng cường cạnh tranh điều châu Phi với toàn cầu. Kế hoạch đến năm 2027 sẽ kiến tạo cho ngành điều châu Phi cạnh tranh trên toàn cầu, sản phẩm có giá trị gia tăng, đảm bảo lợi nhuận cho tất cả các bên tham gia. Tái cấu trúc ngành điều châu Phi theo hướng cạnh tranh, bền vững, cung cấp điều nhân truy xuất được nguồn gốc và tất cả sản phẩm phụ phục vụ nội tiêu cũng như xuất khẩu.

Toàn châu Phi năm 2016 sản xuất được 1,856 triệu tấn điều thô và ước tính năm 2017 đạt 2,018 triệu tấn điều thô. Hiện nay toàn châu Phi sản xuất đạt 58% tổng lượng điều thô thế giới, tăng trưởng đạt 6% năm trong giai đoạn 2015/2016, nhưng giá trị tăng 40% trong 2016/2017 do nhu cầu tăng mạnh.

Các sản phẩm chế biến nước giải khát từ trái điều tại hội nghị

Vấn đề khó khăn khác là năng suất điều bình quân toàn châu Phi mới chỉ đạt bình quân từ 220 - 400 kg/ha. Đồng thời chương trình chế biến điều châu Phi (từ 2013 đến nay) vẫn ì ạch, do khó tiếp cận tài chính, giá cả hạt điều biến động và sự tham gia lỏng lẻo của doanh nghiệp. Vì thế châu Phi hiện mới chế biến được 8% tổng sản lượng điều thô toàn châu lục (2016). Đặc biệt châu Phi đánh giá cao chất lượng máy chế biến của Việt Nam (ít tỷ lệ vỡ hạt sau chế biến), giá cả cạnh tranh đối với các loại máy chế biến nhập từ Đức, Ý và Trung Quốc.

Ông Kha cho rằng, để nâng cao năng suất sản lượng điều của châu Phi lên nữa, đáp ứng nhu cầu điều thô của Việt Nam thì cần tập huấn chuyển giao kỹ thuật. Sản lượng điều thô ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 30% tổng nhu cầu chế biến xuất khẩu. Vì vậy con đường hợp tác nâng cao năng suất, sản lượng và chế biến giữa Việt Nam và một số nước châu Phi là rất khả thi.

“Theo báo cáo của Liên minh điều châu Phi, năm 2016, tổng sản lượng điều thô thế giới là 2,6 triệu tấn trong đó các nước Tây Phi chiếm 47%, gồm Bờ Biển Ngà (650 ngàn tấn), Gine Bissau (180 ngàn tấn), Benin (110 ngàn tấn), Nigeria (110 ngàn tấn), Ghana (50 ngàn tấn), Autres (170 ngàn tấn), và các nước Đông Phi chiếm 8%, gốm Tanzania (170 ngàn tấn), Mozambic (50 ngàn tấn), Kenya (5 ngàn tấn), châu Á chiếm 40% gồm Ấn Độ (500 ngàn tấn), Việt Nam (440 ngàn tấn), Campuchia (60 ngàn tấn), Indonesia (60 ngàn tấn) và Brazin chiếm 5%”.

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm