| Hotline: 0983.970.780

Tạo giống lúa chịu hạn mặn, nhiệm vụ cấp thiết

Thứ Sáu 10/01/2020 , 09:09 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu khiến hạn hán ngày càng nghiêm trọng, kéo theo nạn xâm nhập mặn. Nhu cầu về những giống lúa chịu đựng được tình trạng trên đã trở nên cần thiết.

Báo NNVN đã có cuộc trò truyện với ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam, về vấn đề trên.

Ông Trần Mạnh Báo.

Thưa ông, tình trạng hạn hán càng ngày càng nghiêm trọng. Theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, thì năm 2020, mực nước các sông lớn sẽ giảm rất mạnh, các hồ thủy điện, thủy lợi sẽ ở mực nước chết. Vụ đông xuân năm nay chúng ta thiếu tới 7 tỷ m3 nước. Tình trạng đó kéo theo nạn xâm nhập mặn rất dữ dội, có nơi mặn đã xâm nhập tới trên 50km. Hiện tượng này sẽ còn kéo dài nhiều năm. Nhu cầu về những giống lúa chịu được hạn mặn nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao và chất lượng gạo tốt đã thực sự trở thành cần thiết. Vậy Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam đã có định hướng gì để giải quyết vấn đề trên?

Ông Trần Mạnh Báo: Câu hỏi này đặt ra một vấn đề rất lớn. Biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu chứ không riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào, và nó diễn ra lâu dài chứ không chỉ trong một vài năm. Biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết trở nên bất bình thường, không còn tuân theo những quy luật cố hữu nữa. Ví dụ rét, nhiệt độ xuống thấp.

Ví dụ nắng, nhiệt độ tăng cao, rồi bão gió, mưa nắng cũng thay đổi rất khó lường. Tình trạng đó sinh ra những dịch bệnh mới, vì những vi sinh vật gây bệnh là sinh học, nên khi khí hậu biến đổi thì nó phải tìm cách để tồn tại, đó là nguyên nhân phát sinh những dịch bệnh mới. Tất cả những hệ lụy trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt.

Không thể ngăn cản được biến đổi khí hậu trong thời gian ngắn. Chúng ta chỉ có thể lường đón nó, chỉ có thể đưa ra những giải pháp để sống chung với nó. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Mà nông nghiệp thì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết.

Cho đến nay, lúa vẫn là cây trồng chủ lực của nông nghiệp nước ta. Trước tình hình trên, việc nghiên cứu tạo ra những giống lúa mới có khả năng chịu được hạn mặn, kháng được bệnh nhưng vẫn có năng suất cao, chất lượng gạo tốt đã trở nên cấp thiết. Nhiệm vụ này đã được Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam đặt ra từ lâu.

Theo chúng tôi, để nghiên cứu tạo ra những giống lúa như anh vừa nói, thì có hai chủ thể phải làm việc này. Thứ nhất là chủ thể nhà nước. Nhà nước phải có chủ trương, phải tập trung chỉ đạo làm việc này. Các viện nghiên cứu, các trường đại học của nhà nước phải tham gia nghiên cứu và đưa ra những giống lúa trên.

Chủ thể thứ hai là khối các doanh nghiệp cung ứng giống cho sản xuất. Những doanh nghiệp này phải tiếp nhận, chuyển giao các giống chịu mặn từ các viện, các trường hoặc từ nước ngoài để nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống thương mại.

Những doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu, như ThaiBinhseed chẳng hạn, cũng phải chủ động nghiên cứu. Chỉ có như thế, thì những giống lúa có khả năng chịu được hạn mặn mới trở thành hiện thực, thay thế cho những giống lúa hiện tại.

Hiện nay, trồng lúa chỉ mang lại phần lợi nhuận rất thấp cho người nông dân. Chính phủ đã có chủ trương xin Quốc hội cho giảm 500.000/4.100.000ha đất lúa để chuyển sang mục đích khác có hiệu quả cao hơn. Một số tỉnh đã bắt đầu bắt tay vào làm việc này, ví dụ Tỉnh ủy Thái Bình đang chuẩn bị ban hành nghị quyết chuyển 10.000ha lúa sang trồng cây khác. Việc đó đòi hỏi phải có rất nhiều bộ giống chuẩn. Hiệp hội đã làm gì để đáp ứng nhiệm vụ trên?

Đất trồng lúa là loại đất có cấu tượng riêng. Phải mất hàng ngàn năm mới tạo ra được loại đất ấy. Hạn mặn do biến đổi khí hậu tạo ra, tuy có gây hại cho việc trồng lúa. Nhưng mặt khác, nó cũng là cơ hội để chúng ta chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích khác có hiệu quả, còn hơn là cứ phải loay hoay xuất khẩu gạo. Trước tình hình hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng như hiện nay, chúng tôi ủng hộ việc chuyển đổi một số diện tích lúa sang cây trồng khác.

Tuy nhiên, cần phải đặt ra một bài toán là: Một khi tình hình an ninh lương thực bị đe dọa, thì những diện tích đã chuyển đổi đó lại có thể trở lại trồng lúa được. Việc chuyển đổi này cũng được hiệp hội chúng tôi đặt ra với các thành viên, là phải đa dạng hóa bộ giống, đa dạng hóa kinh doanh. Bởi không chỉ lúa, mà với bất cứ loại cây trồng nào, thì giống chuẩn luôn luôn là điều quan trọng vào bậc nhất.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm