| Hotline: 0983.970.780

Tạo mã số cho vùng trồng cà phê

Thứ Năm 23/05/2019 , 17:04 (GMT+7)

Ngày 23/5 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT và Diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) tổ chức Hội thảo Công bố kết quả thí điểm hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê đã triển khai trên 8.500 hộ trồng cà phê tại tỉnh Lâm Đồng.

Hội thảo hệ thống thông tin mã số vùng trồng cà phê

Hướng tới nền nông nghiệp 4.0, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) và GCP đã cùng với các đối tác xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê trên 8.500 hộ tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng nhằm quản lý ngành hàng cũng như đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất.

Phần mềm trở thành công cụ kỹ thuật số hỗ trợ các đối tác có liên quan trong quản lý vườn cà phê thông qua thông tin vườn cây, tình trạng sinh trưởng của vườn cây, sử dụng giống, hiện trạng quản lý đất, nguồn nước, hệ thống tưới, việc trồng xen canh,... qua đó quản lý và truy xuất nguồn gốc ngành cà phê sẽ được cải thiện.

Theo Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Văn Đức, cà phê cũng như nhiều ngành hàng nông sản khác đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hệ thống thông tin mã số vùng trồng với cơ sở dữ liệu là những sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất quy củ, hiệu quả, tiết kiệm. Các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa các kết quả ghi chép nhật ký đó để giảm giá thành chứng nhận, từ đó giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất.

Đặc biệt, cơ quan quản lý nhà nướccũng có sở dữ liệu để tham khảo trong định hướng phát triển cà phê bền vững, tạo niềm tin cho các nhà chế biến, người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.

Các điều tra viên đi điều tra thực tế từng nông hộ trồng cà phê tại Lâm Đồng. Ảnh: NDong Brừm

Trưởng đại diện GCP tại Việt Nam Trần Quỳnh Chi cho biết, tới đây tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng với Bộ NN-PTNT và GCP xây dựng lộ trình để mở rộng ra toàn tỉnh. Với tỉnh, thành khác, GCP đang liên kết với các dự án khác trong ngành cà phê để có thể hỗ trợ nông dân, từ đó các tỉnh có thể đưa ra quyết định ứng dụng hệ thống này trên cấp độ ngành.

“Với hệ thống như thế này, nếu chúng ta chỉ áp dụng nhỏ lẻ sẽ không có ý nghĩa, cần áp dụng đồng bộ cho cả một vùng, khi đó chúng ta mới có một bức tranh toàn cảnh. Hiện Bộ NN-PTNT đang có nhiều chương trình dự án cho phát triển cây cà phê bền vững, điển hình là dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT). Các chương trình, dự án có thể hỗ trợ Bộ trong việc mở rộng hệ thống này. Trên cơ sở đó, Bộ NN-PTNT có thể xây dựng bản hướng dẫn để các tỉnh có thể tự xây dựng ngân sách và tự thu thập dữ liệu vào hệ thống", bà Chi chia sẻ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm