| Hotline: 0983.970.780

Tạo môi trường thuận lợi cho nhà khoa học

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:37 (GMT+7)

Nắm bắt xu thế của thời đại, Đảng ta đã khẳng định KH-CN cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu.

TS Phùng Đức Tiến
Quá trình phát triển kinh tế thế giới đều gắn liền với các cuộc cách mạng về KH-CN. Đặc biệt trong nền kinh tế công nghiệp và hậu công nghiệp, cách mạng KH-CN hiện đại tiếp tục có tác động sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Phát triển KH-CN trở thành xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Nhận thức được vai trò của KH-CN, nhiều nước đầu tư cho lĩnh vực này tới trên 3% GDP.

Ở Việt Nam cha ông ta đã khẳng định "phi trí bất hưng”, “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”... Nắm bắt xu thế của thời đại, Đảng ta đã khẳng định KH-CN cùng với giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đại hội XI của Đảng khẳng định KH-CN giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng SX hiện đại, nhằm mục tiêu đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, phát triển kinh tế trí thức, nâng cao dân trí, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu KH-CN hiện đại trên thế giới. Trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Quốc hội đã quyết định đầu tư cho KH-CN 2% trên tổng chi ngân sách.

Tuy vậy tại kỳ họp thứ nhất QH khoá XIII trong báo cáo quyết toán NSNN năm 2009, mục chi sự nghiệp KH-CN: Dự toán 4.390 tỷ đồng quyết toán 3.811 tỷ đồng, bằng 86,8%, giảm 579 tỷ đồng so với dự toán. Trong đó ngân sách TƯ dự toán 3.287 tỷ đồng, quyết toán 2.926 tỷ đồng, bằng 89%, giảm 361 tỷ đồng so với dự toán. Ngân sách địa phương: Dự toán 1.103 tỷ đồng quyết toán 885 tỷ đồng, bằng 80,03%, giảm 218 tỷ đồng so với dự toán. Chi sự nghiệp KH-CN mặc dù đã có nhiều tiến bộ so với năm trước, nhưng ở một vài Bộ, địa phương vẫn còn một số chương trình, dự án triển khai chậm, phải chuyển nguồn sang năm sau thực hiện.

Tại báo cáo quyết toán Nhà nước năm 2010 trong kỳ họp thứ 3 này viết: Chi cho KH-CN dự toán 5.090 tỷ đồng, quyết toán 4.144 tỷ đồng, bằng 81,4%, giảm 946 tỷ đồng so với dự toán. Trong đó ngân sách TƯ quyết toán 2.973 tỷ đồng, bằng 79,3%, giảm 776 tỷ đồng so với dự toán. Ngân sách địa phương quyết toán 1.171 tỷ đồng, bằng 87,3%, giảm 170 tỷ đồng so với dự toán. Chi sự nghiệp KH-CN mặc dù đã có một số tiến bộ so với năm trước nhưng một vài Bộ, địa phương vẫn còn một số chương trình, dự án triển khai chậm, thanh quyết toán chậm phải chuyển sang năm sau thực hiện tiếp.

Như vậy quyết toán năm 2009 chỉ đạt 86,8%, đến 2010 tỷ lệ quyết toán thấp hơn 5,4% (đạt 81,4%) nhưng vẫn đánh giá có tiến bộ và năm 2009 cũng có tiến bộ. Ở một vài bộ, địa phương vẫn còn một số chương trình, dự án triển khai chậm, chuyển sang năm sau. Như vậy chậm có phải hoàn toàn do một số Bộ, ngành, địa phương?

Để lập dự toán kinh phí cho đề tài, dự án khoa học có Thông tư liên tịch số 93, ngày 4/10/2006 và Thông tư 44 ngày 7/5/2007 của Liên bộ Tài chính và KH-CN. 2 Thông tư này đã không còn phù hợp với tình hình thực tế. Khi lập dự toán được triển khai 5 năm, mặc dù giá vật tư, nguyên liệu, nhân công tăng cũng không được điều chỉnh. Các gói thầu xây dựng khi có sự biến động giá cả thì có sự điều chỉnh nhân công, ca máy, một số nguyên vật liệu ở dự phòng phí đưa lên. Kinh phí cung cấp cho các chủ trì đề tài thường chậm. Năm 2011 kinh phí cho các nhiệm vụ khoa học bổ sung đến tháng 11 mới có, kinh phí của 92 nhiệm vụ khoa học năm 2012 hiện nay chưa được cấp.

Như vậy chậm có phải hoàn toàn do một số Bộ hay một số địa phương? Kinh phí hạn hẹp, cấp chậm, thủ tục thanh toán phức tạp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đề tài, tiến độ đề tài, thủ tục thanh quyết toán. Như vậy tuy được đầu tư 2% tổng chi ngân sách nhưng trên thực tế không sử dụng được hết.

Vừa rồi Ủy ban KH-CN & MT của QH có buổi làm việc với Viện KH-CN Việt Nam. Tại đây Ủy ban đã được nghe GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trình bày những trăn trở về nền khoa học nước nhà. Khi làm việc với Viện Công nghệ sinh học, nơi có phòng thí nghiệm trọng điểm; đã có nhiều công trình đóng góp cho phát triển KT-XH. Từ năm 2000 đến 2010 đã cử 145 người đi làm tiến sỹ ở nước ngoài, hiện còn 44 người đang học, 101 người đã bảo vệ luận văn, thì số cán bộ quay lại Viện làm việc chưa đến 1/3, hơn 1/3 ở lại làm việc cho nước ngoài, gần 1/3 về nước nhưng đi làm cho các tổ chức, công ty khác...

Trong thời gian qua KH-CN đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng, để khoa học thực sự là động lực SX, tái cấu trúc kinh tế dựa trên nguồn nhân lực chất lượng cao. Kính đề nghị Quốc hội, Chính phủ một số ý kiến sau:

1. Cho sửa đổi Luật KH-CN.

2. Tiếp tục đổi mới đầu tư tài chính cho KH-CN. Hiện nay mức đầu tư cho KH-CN của VN tính trên đầu người chưa tới 10 USD, trong khi ở Hàn Quốc xấp xỉ 1.000 USD và nhiều quốc gia khác đều cao hơn chúng ta.

3. Thay đổi định mức dự toán kinh phí cho phù hợp, cắt giảm một số thủ tục hành chính trong thanh quyết toán. Cấp kinh phí kịp thời.

4. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các nhà khoa học.

(*): Tác giả hiện là Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi Quốc gia

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất