| Hotline: 0983.970.780

Táo rụng hàng loạt, tết này nhà vườn kém vui

Thứ Bảy 19/01/2019 , 06:30 (GMT+7)

Mưa kéo dài vừa qua đã khiến nhiều diện tích táo tại xã Cam Thành Nam, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) bị thối quả, rụng hàng loạt, bà con thất thu.

09-47-24_1
Hầu hết vườn táo ở Cam Thành Nam bị thối rụng hàng loạt


Nhìn vườn táo quả rụng tả tơi, bà Nguyễn Thị Mỹ, thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam than vãn: Bao nhiêu công sức của gia đình đầu tư chăm sóc với diện tích 4 sào để bán dịp gần tết giờ xem như mất trắng. Có đến 90% số quả trong vườn đã bị thối nhũn.

Theo bà Mỹ, trước đó hơn 1 tháng, vườn táo nhà bà ra quả sum xuê, tưởng chừng vụ thu hoạch đợt tháng Chạp sẽ bội thu. Nào ngờ, cuối năm rồi mà mưa liên tục, làm vườn táo nhà bà bị ngập nước, quả cứ thối dần thối mòn. Mấy ngày nay gia đình ra vườn mót quả “tí hon” bán gỡ gạc vốn. Vụ này bà bỏ tiền đầu tư phân, thuốc, nhân công... là 50 triệu. “Mất nguồn thu nên gia đình ăn Tết kém vui”, bà Mỹ nói.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ vườn táo nhà bà Mỹ bị hư hỏng quả, mà hầu hết các vườn táo trồng nơi đây đều lâm vào cảnh tương tự. Bởi đặc điểm các vườn đều ở vùng trũng thấp. Thời tiết ở Cam Ranh mùa nắng thì hạn gay gắt. Việc bà con trồng ở vùng trũng thấp là điều cũng dễ hiểu nhằm “chạy” nước để tưới cho cây.

Vườn táo rộng gần 2ha của anh Hồ Tấn Cường cũng ở thôn Quảng Hòa, quả bị thối sạch. Anh Cường cho biết, đợt đầu gia đình thu hoạch lấy vốn đầu tư chăm sóc, còn đợt hai thu hoạch kiếm tiền lãi. Song vụ thu hoạch này xem như mất trắng.

“Năm nay cây táo cho năng suất cao từ 5-7 tấn/1.000m2. Nếu không “dính” đợt mưa, gia đình sẽ kiếm trên 300 triệu đồng. Nhưng mưa làm hư quả hết. Tôi đang cắt cành, tỉa nhánh, chăm sóc chờ đợt thu hoạch lần sau”, anh Cường chia sẻ.

09-47-24_2
Ảnh: K.S

Ông Ngô Văn Nhẹ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Thành Nam cho biết, toàn xã hiện có trên dưới 50 ha táo Thái Lan. Đây là cây trồng mang lại hiệu quả cho bà con thời gian qua. Đặc biệt, dịp cuối năm bà con thu hoạch khá, có tiền sắm tết. Tuy nhiên từ tháng 11 đến nay mưa nhiều, hầu hết các vườn táo bị thiệt hại.

“Hiện 90% diện tích táo ở địa phương ra quả bị thiệt hại, thối quả, sản lượng thu hoạch còn lại không nhiều. Đến nay nhiều vườn vẫn còn bị ngập, gây úng rễ làm chết cây. Do nguồn cung khan hiếm nên giá táo đã tăng lên 12.000đ/kg, cao hơn khoảng 2.000đ/kg so với tháng trước”, ông Nhẹ chia sẻ.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm