| Hotline: 0983.970.780

Táo tợn dùng cả xe tải trộm cà phê, dân trắng đêm canh giữ

Thứ Ba 22/11/2016 , 14:30 (GMT+7)

Những ngày gần đây, người dân trồng cà phê ở Kon Tum vô cùng bức xúc khi vườn cà phê liên tục bị mất trộm. Đáng nói, kẻ trộm táo tợn cắt cành cà phê đang kỳ thu hoạch rồi đem đi nơi khác tuốt hạt. Khi những cây bị cắt cành phải mất một thời gian dài mới phục hồi lại được.

Trộm bẻ cành, chặt cây

Đăk Hà là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum với nhiều diện tích cà phê tập trung. Vào thời điểm này, cà phê bắt đầu cho thu hoạch. Giá cà phê năm nay khá cao so với những năm trước nên người dân rất phấn khởi.

15-18-23_nh
Để đối phó với nạn trộm cắp cà phê, người dân dựng chòi trong rẫy rồi thuê người túc trực ngày đêm
 

Tuy nhiên, khi chưa được hưởng niềm vui thì người dân lại phải đối mặt với vấn nạn vẫn diễn ra hàng năm – nạn hái trộm cà phê. Những năm trước, kẻ trộm thường lợi dụng sơ hở của chủ vườn rồi mang theo bạt vào tuốt quả. Nếu như bị phát hiện thì chúng để lại cà phê rồi bỏ chạy nên chỉ cần người dân đề phòng, canh chừng thường xuyên thì sẽ giữ được tài sản của mình.

Thấy hình thức trộm cắp như thế không hiệu quả lại mất nhiều thời gian, năm nay, kẻ trộm sử dụng hình thức khác: Cho xe tải ghé vào vườn cà phê rồi chặt cành đem đi nơi khác tách hạt. Không đề phòng thủ đoạn mới nên nhiều hộ gia đình phải cay đắng nhìn vườn cà phê của mình bị chặt phá tan tành.

Tiếp chuyện chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Lự (tổ dân phố 1, thị trấn Đăk Hà) chua xót kể: “Tôi có mấy hec-ta cà phê nằm ở thôn 5. Những năm trước, biết đến mùa kẻ xấu sẽ tới hái trộm cà phê, tôi và người thân thay nhau túc trực nên không có chuyện gì xảy ra. Thế mà vừa qua, khi tôi lơ là một chút là bọn chúng vào vườn trộm mất 80 cây, thiệt hại hơn 2 tấn quả tươi”.

“Điều tôi không ngờ kẻ trộm lại táo tợn chặt cành, chặt cây như thế. Vừa mất cả quả vừa mất cả cây nên thiệt hại rất lớn. Với những cây bị chặt, phải 3 năm mới phục hồi và cho trái lại như bình thường được”, ông Lự đau xót.

Cũng chung hoàn cảnh với ông Lự, anh Nguyễn Đức Nhật (trú xã Hà Mòn, Đăk Hà), cho biết: “Năm nay kẻ trộm quá nhẫn tâm, chúng tôi rất bức xúc. Vườn cà phê nhà tôi nằm sát ngay mặt đường nên càng thuận cho chúng hành động. Nhà tôi vừa bị mất trộm gần 50 cây cà phê. Chúng chặt rồi bẻ gãy cành hết. Ức hết chịu nổi. Với thủ đoạn này, kẻ gian phải dùng ô tô mới chở hết được".
 

Dựng chòi canh giữ ngày đêm

Theo tìm hiểu của chúng tôi thì tình trạng trộm cắp cà phê đã bẵng đi một thời gian vì giá xuống thấp. Cho đến năm nay, khi giá cà phê lên cao nhất trong vòng 5 năm qua thì vấn nạn này lại rầm rộ trở lại. Dù người dân đã tích cực đề phòng cảnh giác nhưng kẻ trộm luôn tìm cách lợi dụng sơ hở của chủ vườn để chặt cây, bẻ cành. Thủ đoạn trộm cắp đó đang là nỗi ám ảnh của rất nhiều hộ gia đình trồng cà phê ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Để đối phó với vấn nạn trộm cắp cà phê đang hoành hành, mô hình “Tổ dân phòng dân nuôi” ở xã Đăk Mar (Đăk Hà) nhiều năm nay đã cho thấy hiệu quả tích cực. Tại địa phương này, có gần 40ha cà phê của 50 hộ dân trồng tập trung ngay sát quốc lộ rất thuận lợi cho kẻ xấu trộm cắp. Thế nhưng với sự tuần tra 24/24 giờ của “Tổ dân phòng dân nuôi”, người dân trồng cà phê rất yên tâm.

Anh Vũ Xuân Thuyết (thành viên Tổ dân phòng dân nuôi) cho biết: “Tôi làm công việc này đã 10 năm rồi. Hiện tại trong tổ của tôi có 4 người. Người có thâm niên cao nhất là anh Nguyễn Trung Điệp đã 25 năm làm công việc này. Năm nào cứ đến mùa là người dân lại thuê chúng tôi làm. Thường thì công việc này chỉ kéo dài trong vòng 2 tháng từ ngày cà phê bắt đầu chín bói cho tới khi thu hoạch xong.

“Ban ngày rảnh thì anh em tranh thủ chợp mắt chút chứ tối chắc không thể nào ngủ được. Chúng tôi phải thay nhau đi tuần liên tục tới sáng. Suốt cả tháng nay, chúng tôi dựng chòi túc trực rồi nấu ăn ở đây luôn chứ ít có thời gian về nhà lắm”, anh Thuyết bộc bạch.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm