| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tổng kết công tác kỹ thuật 2008

Thứ Ba 24/02/2009 , 08:00 (GMT+7)

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật nông nghiệp năm 2008,...

Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác kỹ thuật nông nghiệp năm 2008, theo đó tổng diện tích cao su khai thác là 174.145 ha đạt 316.364 tấn vượt KH 5,18%.

Năm qua còn được xem là năm thắng lợi trong việc tái canh trồng mới đặc biệt của các Cty cao su miền Đông Nam bộ, và một số Cty ở Tây nguyên. Có 35 đơn vị thành viên tiến hành tái canh trồng mới với tổng diện tích 23.167,67 ha. Tuy vậy, năm qua ngành cao su cũng gặp không ít khó khăn khi mà giá cao su XK giảm vào những tháng cuối năm, bệnh phấn trắng hoành hành cùng với thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất vườn cây.

Ngay từ đầu năm 2008, lãnh đạo của VRG đã chỉ đạo phải xây dựng vườn nhân, vườn ươm chất lượng cao, tăng tỷ lệ bầu nhiều tầng lá, triển khai cơ cấu giống, xây dựng nhiều vườn cây có thời gian kỹ thuật cơ bản dưới 5 năm, mô hình thâm canh và trồng bầu 5 tầng lá…

Theo đó, chất lượng và diện tích vườn cây tái canh trồng mới so với năm 2007 đã được nâng cao hơn. Tại khu vực Đông Nam bộ các Cty đã trồng mới được 7.179 ha trong đó diện tích tái canh trên 7.000 ha, trồng mới là 122,43ha. Vườn tái canh trồng mới có tỷ lệ cây ghép sống bình quân trên 99,9%. Bên cạnh đó, diện tích trồng bằng bầu có tầng lá tăng 42% so với năm 2007. Các Cty cao su có tỷ lệ và diện tích 100% trồng bằng bầu có tầng lá cao như: Bà Rịa, Đồng Nai, Đồng Phú, Lộc Ninh; Cty cao su Phú Riềng đạt tỷ lệ 96,98%, Cty cao su Dầu Tiếng đạt 90,86%...

Ông Nguyễn Tấn Đức – Trưởng ban Quản lý kỹ thuật VRG nhận định, các vườn cây tái canh trồng mới ở hầu hết các đơn vị đều rất tốt cho chất lượng cao. Các công ty đã chủ động đầu tư chuẩn bị cây giống tốt, trồng tập trung đúng thời vụ, có biện pháp chăm sóc bón phân rất tốt. Vào thời điểm kiểm kê cuối năm có 95% số cây có từ 3 tầng lá trở lên. Đặc biệt những Cty dẫn đầu về tái canh trồng mới có trên 60% cây ghép có từ 4 tầng lá trở lên là các Cty cao su: Lộc Ninh (87,06%), Phú Riềng (80,16%), Bà Rịa (72,2%), Đồng Phú (69,27%), Dầu Tiếng (64,4%), Đồng Nai (63,78%).

Ngoài ra, việc tái canh trồng mới ở các khu vực như Tây Nguyên, Tây Bắc, Duyên Hải miền Trung, ở Lào, Campuchia cũng đạt được kết quả khá tốt. Tại Tây Nguyên các đơn vị đã trồng mới được trên 2.400 ha, trong đó có nhiều Cty chuyển đổi phương pháp trồng bằng cây có bầu với 100% diện tích như Ea’H Leo, Chư Prông, Chư Pảh, Kom Tum, Mang Yang…

Tại Lào, năm qua 3 Cty là Cty CP CS Việt Lào, Dầu Tiếng Việt Lào, Quasa-Geruco đã trồng được trên 5.000 ha. Riêng Cty CP CS Việt Lào sau 4 năm thực hiện đã trồng được 9.786,95/10.000 ha của kế hoạch 5 năm. Tại Campuchia tổng diện tích trồng mới các Cty đã thực hiện được trên 2.153ha, trong đó riêng Cty cao su Phú Riềng-Kratie đã trồng được 1.506ha.

Năm 2008, năng suất bình quân vườn cao su của tập đoàn là 1,82 tấn/ha/năm, khu vực miền ĐNB đạt 1,96 tấn/ha/năm, khu vực Tây Nguyên đạt 1,35 tấn/ha/năm, Cty CS Quảng Trị đạt 1,92 tấn/ha/năm.

Đông Nam bộ có 8 Cty đạt năng suất lớn hơn 2 tấn/ha trong đó có Cty CS Tây Ninh 2,31 tấn/ha/năm, Đồng Phú 2,22 tấn/ha/năm. Đặc biệt, có 52 nông trường đạt tiêu chuẩn tham gia Câu lạc bộ 2 tấn/ha năm 2008.

Trong năm qua, các Cty đã duy trì và phát triển thêm diện tích cây thảm phủ họ đậu trồng xen trong vườn cao su tái canh cơ bản và vườn cây trồng mới với tổng diện tích lên tới trên 24.448ha, tăng 40% so với năm 2007. Dẫn đầu về chất lượng cây thảm phủ họ đậu trồng xen trong vườn cao su phải kể đến các Cty: Đồng Nai, Bình Long, Phú Riềng, Bà Rịa, Lộc Ninh, Đồng Phú, Tây Ninh… Tuy vậy, vẫn còn một số đơn vị xem nhẹ khâu phúp bồn, tủ gốc quét vôi chống nắng cho vườn cây năm 2. Việc cắt ngọn tạo tán cây, trồng xen khoai mì còn diễn ra rải rác ở một số đơn vị. Nhiều đơn vị chưa quan tâm nhiều đến công tác đào mương chống úng ngập, ngăn dòng chảy chống xói mòn hay việc phòng trị bệnh nấm hồng, nứt vỏ…

Theo ông Nguyễn Tấn Đức, để đảm bảo cho vườn cây sinh trưởng phát triển tốt, trên vùng đất dốc cần có các biện pháp chống xói mòn; ngay từ khi trồng cao su cần thiết kế hàng trồng cao su theo đường đồng mức, tránh làm cỏ quá sạch, không cào đất làm trơ rễ cây, ở những vùng đất trũng cần có mương thoát nước. Trong quá trình tái canh trồng mới cần tăng tỷ lệ trồng mới bằng cây có bầu có tầng lá, cần thanh lọc kiểm định chặt chẽ giống cây trước khi trồng để đảm bảo giống mới tốt nhất. Đồng thời tiến hành trồng đúng mùa vụ, dứt điểm trong thời gian ngắn nhất. Tích cực thâm canh chăm sóc vườn cây ngay từ đầu như tăng cường phân hữu cơ bón lót, phun phân bón lá, phát hiện sớm và kịp thời diệt trừ sâu bệnh.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất