| Hotline: 0983.970.780

Tập đoàn PAN lãi 66,7 tỷ đồng trong quý II/2020

Thứ Năm 30/07/2020 , 20:03 (GMT+7)

Doanh thu thuần từ mảng giống tăng 6% kết hợp các biện pháp tiết giảm chi phí đã giúp lợi nhuận sau thuế của mảng này tăng gần 24% so với cùng kỳ.

Hoạt động sản xuất, chế biến hạt điều tại Lafooco (thành viên của PAN Food - thuộc Tập đoàn Pan).

Hoạt động sản xuất, chế biến hạt điều tại Lafooco (thành viên của PAN Food - thuộc Tập đoàn Pan).

Ngày 30/07/2020, Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) chính thức công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2020.

Theo đó, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế và các doanh nghiệp, doanh thu thuần hợp nhất Quý II của Tập đoàn PAN tăng trưởng 5% trong khi lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 66% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đã thực hiện 41% doanh thu và 31% lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch 2020 được ĐHĐCĐ thông qua.

Đầu Quý II là khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Chuỗi cung ứng gián đoạn, nhu cầu tiêu dùng đi xuống tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hệ quả tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam chỉ đạt 0,36%, hơn 60 nghìn doanh nghiệp đóng cửa và tỉ lệ thất nghiệp cũng chạm ngưỡng cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua.

Tuy nhiên doanh thu thuần hợp nhất toàn Tập đoàn PAN đạt 1.839 tỉ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 66,7 tỉ, đạt 66% so với quý II năm 2019.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, mảng hoa xuất khẩu gặp khó khi nhu cầu thị trường Nhật đi xuống và chi phí logistic tăng cao. Trong khi đó quý II là thời điểm xuống giống vụ hè thu nên mảng giống cây trồng đã khởi sắc trở lại.

Doanh thu thuần từ mảng giống tăng 6% kết hợp các biện pháp tiết giảm chi phí đã giúp lợi nhuận sau thuế tăng gần 24% so với cùng kỳ. Các sản phẩm gạo đóng túi của Tập đoàn PAN trong quý II cũng tiêu thụ tốt, được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi.

Ở lĩnh vực thực phẩm, mảng tôm xuất khẩu với việc bắt đầu đưa vào khai thác vùng nuôi 90 ha mới và kho lạnh 6000 tấn giúp duy trì doanh thu ổn định và lợi nhuận thậm chí tăng 2,3% so với cùng kỳ.

Doanh thu và lợi nhuận mảng cá tra xuất khẩu tiếp tục đi xuống do giá cá tra xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, đây chỉ là yếu tố thời vụ do tác động của Covid-19, về dài hạn cá tra của Tập đoàn có nhiều triển vọng nhờ năng lực sản xuất tối ưu với những sản phẩm giá trị gia tăng đã chinh phục được các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu.

Quý II luôn là quý thấp điểm nhất của mảng bánh kẹo, lại bị tác động của Covid-19 nên doanh số từ mảng này giảm 18%. Mảng hạt thúc đẩy tốt hoạt động bán hàng giúp doanh thu tăng trưởng 25%, tuy nhiên giá vốn cũng tăng cao nên lợi nhuận duy trì ổn định ở mức cùng kỳ năm trước. Trong quý III, sản phẩm hoa quả sấy chính thức ra mắt và đã có những đơn hàng xuất khẩu đầu tiên.

So với kế hoạch 2020, Tập đoàn đã hoàn thành 41% doanh thu và 31% lợi nhuận. Nếu tình hình dịch bệnh không diễn biến tiêu cực, Tập đoàn tự tin sẽ hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm