| Hotline: 0983.970.780

Tập trung cải cách thủ tục xuất nhập khẩu

Thứ Sáu 11/08/2017 , 07:20 (GMT+7)

Sáng 10/8 tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính (CCHC) 6 tháng đầu năm 2017 và bàn phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm,...

15-24-27_20170810_084245
Hội nghị sơ kết công tác CCHC 6 tháng đầu năm 2017 của Bộ NN-PTNT

Trong đó ưu tiên tập trung cao độ giải quyết, xử lí dứt điểm các thủ tục hành chính liên quan tới mã HS xuất nhập khẩu.
 

Chuẩn hóa 453 TTHC

Báo cáo của Văn phòng thường trực CCHC Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm 2017, Bộ NN-PTNT tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Quyết định 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Theo đó, Bộ NN-PTNT đã công khai đối với 123 TTHC lĩnh vực lâm nghiệp. Các Cục Quản lý Chất lượng NLS và Thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục BVTV đã cập nhật xong nhưng chưa đề nghị công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bộ cũng công bố TTHC thuộc phạm vi quản lý theo quy định. Cụ thể, công bố 12 Quyết định chuẩn hóa với 453 TTHC. Trong đó, Tổng cục Thủy sản 59; Tổng cục Lâm nghiệp 123; Tổng cục Thủy lợi 14; Cục Thú y 70; Cục Chăn nuôi 24; Cục Quản lý chất lượng NLS và Thủy sản 33; Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản 4; Cục Trồng trọt 43; Cục BVTV 28; Cục Kinh tế hợp tác và PTNT 28; Vụ Tổ chức cán bộ 5 và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường 35 TTHC.

Tuy nhiên, Bộ NN-PTNT hiện vẫn còn 35 TTHC đang tiếp tục rà soát, gồm: Lĩnh vực Thủy sản 10 TTHC; lĩnh vực nông thôn mới 09 TTHC và các lĩnh vực còn lại 16 TTHC.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT đã triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. Qua đó, Bộ hoàn thành xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ tại địa chỉ: http://dvc.gov.vn; xây dựng, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho 8 TTHC đối với 2 nhóm dịch vụ công tại 2 đơn vị (Cục BVTV và Cục Chăn nuôi).

“Tới đây, nếu đến thời hạn 15/9, nếu đơn vị nào không hoàn thành các TTHC theo quy định, người đứng đầu đơn vị sẽ phải chịu trách nhiệm. Tôi đề nghị các đơn vị coi CCHC là một trong những tiêu chí để xét thi đua trong năm 2017. Tôi cũng giao Vụ Pháp chế chủ động đốc thúc, liên hệ các đơn vị còn nợ TTHC hàng tuần hàng tháng, chứ không chờ đợi các đơn vị báo cáo nữa”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn.

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục hoàn thiện các chuỗi TTHC thực hiện theo nhóm đối với 18 TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong quản lý vật tư nông nghiệp, quản lý an toàn thực phẩm.
 

Xử lý trên 3.000 hồ sơ công trực tuyến

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ NN-PTNT tiếp nhận và xử lý hồ sơ cung cấp 2 nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện 8 TTHC tại 2 đơn vị. Tổng số hồ sơ tiếp nhận và xử lý là 3.104 hồ sơ, trong đó, Cục BVTV tiếp nhận và xử lý 2.104 hồ sơ, Cục Chăn nuôi tiếp nhận và xử lý 1.000 hồ sơ.

Về nhiệm vụ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, Bộ NN-PTNT đến thời điểm hiện tại đã tiếp nhận, xử lý giải quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Cổng một cửa quốc gia tổng số 122.741 hồ sơ. Đã xử lý, giải quyết và cấp phép/Giấy chứng nhận điện tử 111.685 hồ sơ; đang tiếp tục xử lý 11.056 hồ sơ.

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Ngô Hồng Giang, kết quả thực tế cho thấy, việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại Bộ và các đơn vị trong thời gian qua đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi đơn giản hóa hồ sơ TTHC, tiết kiệm chi phí, giảm thời gian thông quan hàng hóa…, từ đó góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Bộ bắt đầu thích nghi, chuyển biến tích cực về nhận thức và kỹ năng tác nghiệp của cán bộ, công chức thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia tại các đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ khi chuyển đổi từ tiếp nhận xử lý hồ sơ giấy truyền thống sang cấp phép điện tử, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực ASEAN, quốc tế và thực hiện cải cách hành chính.

Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn kiểm tra công tác CCHC tại địa phương

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh, việc từ năm 2014 đến nay xếp hạng chỉ số CCHC của Bộ NN-PTNT liên tục bị giảm, thậm chí giảm mạnh, cho thấy sự vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa nghiêm túc của lãnh đạo, người đứng đầu các đơn vị có TTHC cần rà soát, sửa đổi, thay thế.

Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, việc các chỉ số liên quan tới 6 lĩnh vực CCHC của Bộ NN-PTNT liên tục sụt giảm theo từng năm không phải do chúng ta không làm gì mà bởi Bộ NN-PTNT đang chuyển biến quá chậm so với các Bộ, ngành khác.

Trước những tồn tại, hạn chế cũng như thời hạn phải hoàn thành nhiều TTHC mà Chính phủ giao phó đang đến rất gần, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị phải bám sát thường xuyên các quy định, kế hoạch mà Bộ đã ban hành trong công tác CCHC.

Đặc biệt, cần tập trung cao độ hoàn thiện rà soát, sửa đổi, bổ sung TTHC liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, cương quyết loại bỏ những thủ tục rườm rà, không cần thiết cũng như chuyển từ việc đánh giá, kiểm tra trước sang hậu kiểm nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.

“Hạn cuối là ngày 15/9, các đơn vị cần phải trình lên Bộ trên 500 TTHC mà Bộ NN-PTNT cần phải rà soát cũng như cam kết trước Chính phủ. Trong đó, đặc biệt ưu tiên thủ tục liên quan đến mã HS xuất nhập khẩu và dứt khoát lần này phải thực hiện bằng được chủ trương 1 việc 1 đối tượng, doanh nghiệp, người dân chỉ phải làm thủ tục tại một đơn vị trực thuộc Bộ chứ không để tình trạng nhập 1 lô hàng phải xin phép mấy nơi”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm