| Hotline: 0983.970.780

Tập trung chăm sóc lúa xuân

Thứ Tư 21/03/2012 , 10:11 (GMT+7)

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN- PTNT các tỉnh phía Bắc về việc chăm sóc lúa vụ ĐX 2011- 2012.

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN- PTNT các tỉnh phía Bắc về việc chăm sóc lúa vụ ĐX 2011- 2012.

Công văn cho biết, các tỉnh phía Bắc đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa xuân. Tuy nhiên vừa qua thời tiết tiếp tục có đợt rét bổ sung, số giờ nắng trong ngày thấp, đêm và sáng xuất hiện nhiều sương mù, mưa phùn, ẩm độ không khí cao ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của lúa, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại phát triển.

Hiện thời tiết đang ấm dần, thuận lợi cho việc chăm sóc lúa; để đảm bảo SX vụ ĐX thắng lợi Cục Trồng trọt đề nghị Sở NN- PTNT các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo một số vấn đề sau:

1. Với các tỉnh Bắc Trung bộ

- Tập trung chăm sóc lúa ĐX, làm cỏ, bón thúc, điều chỉnh mực nước ruộng hợp lý, đảm bảo lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh tập trung, quần thể đồng đều.

- Hướng dẫn nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại lúa; đặc biệt đối với các đối tượng như bệnh đạo ôn, rầy, bệnh lùn sọc đen, tuyến trùng hại rễ... Các ruộng đang phát sinh bệnh đạo ôn cần ngừng bón đạm, chất kích thích sinh trưởng, giữ nước trong ruộng và phun các loại thuốc đặc hiệu để trừ bệnh kịp thời; với bệnh lùn sọc đen cần theo dõi kịp thời, nhổ bỏ cây bệnh và phòng trừ rầy theo quy định Thông tư số 58/2010/TT-BNNPTNT ngày 5/10/2010 quy định biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hại lúa.

2. Với các tỉnh ĐBSH, miền núi phía Bắc

- Tranh thủ thời tiết ấm dần, khẩn trương kết thúc tỉa dặm, điều chỉnh mực nước ruộng thích hợp cho lúa đẻ nhánh và bón phân thuận lợi, bón thúc kịp thời, bón cân đối NPK để lúa đẻ nhánh sớm, tập trung. Thời gian tập trung bón thúc cho lúa tại các tỉnh ĐBSH xong trước 25/3/2012.

- Những chân ruộng trũng, chua xấu, những diện tích lúa bị nghẹt rễ cần phải tăng cường làm cỏ sục bùn, kết hợp với bón bổ sung phân lân super hoặc phân vi sinh tổng hợp để lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện và có biện pháp phòng trừ kịp thời một số đối tượng sâu bệnh hại lúa như bệnh đạo ôn, bọ trĩ, dòi đục nõn, bệnh lùn sọc đen; đặc biệt theo dõi diễn biến bệnh đạo ôn trên những ruộng gieo cấy giống nhiễm, bón nhiều đạm, ruộng hạn và phòng trừ bệnh mới phát sinh.

3. Chuẩn bị đầy đủ các vật tư nông nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra kinh doanh thuốc BVTV và phân bón trên thị trường, thông báo và tuyên truyền hướng dẫn nông dân sử dụng các loại vật tư, thuốc trừ sâu bệnh đúng phương pháp, phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

4. Phân công lãnh đạo, cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, tăng cường công tác dự tính, dự báo, thông tin tuyên truyền hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nhằm khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thời tiết, sâu bệnh hại đến sinh trưởng phát triển của lúa.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất