| Hotline: 0983.970.780

Tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác quản lý cảng cá

Thứ Sáu 05/07/2019 , 11:46 (GMT+7)

Hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (KNĐ TTB) trên cả nước nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Vì thế việc đầu tư, nâng cấp là cấp thiết, sẽ góp phần quan trọng nâng cao năng lực ngành nghề Thủy sản.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá và KNĐ TTB là việc làm cần thiết

Ngày 5/7, tại TP Vinh (Nghệ An), Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị bàn giải pháp đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và công tác quản lý cảng cá theo yêu cầu của luật thủy sản và khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT), thời gian qua việc đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá, KNĐ TTB cho tàu cá còn nhiều hạn chế. Vai trò của cảng cá trong công tác phối hợp quản lý hoạt động khai thác thủy sản chưa rõ nét, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra (số lượng cảng cá đạt khoảng 66 %, KNĐ TTB đạt 46 % so với quy hoạch tại quyết định 1976/QĐ-TTg).

Toàn cảnh Hội nghị.

Bên cạnh đó là hàng loạt vấn đề khác, bao gồm vốn đầu tư xây dựng hàng năm thấp; thiếu nguồn nhân lực; thiếu kinh phí cho quá trình duy tu, sửa chữa định kỳ; tên gọi, chức năng nhiệm vụ, mô hinh quản lý cảng cá, KNĐ TTB không thống nhất trong toàn quốc...

Qua rà soát thực tế, nhìn chung các cảng cá được đầu tư xây dựng từ lâu nên thiếu nhiều hạng mục quy định tại Điều 78 của Luật Thủy sản 2017, điển hình như: Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho việc bốc dỡ hàng hóa của cảng; hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện, nước, hệ thống phòng chống cháy nổ... chưa đảm bảo khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, đồng thời không phù hợp để các tàu cá có công suất và chiều dài lớn cập cảng.

Cơ sở hạ tầng nghề cá cả nước còn nhiều hạn chế.

Với riêng Nghệ An, đây là địa phương có đội ngũ nghề cá khá hùng hậu với tổng cộng 3.518 phương tiện đánh bắt các loại. Từ 2008 đến nay, cơ cấu phát triển theo hướng giảm mạnh loại tàu công suất nhỏ, tăng dần số lượng tàu có kích thước và công suất lớn. Lực lượng lao động khai thác hải sản toàn tỉnh ngày càng được trẻ hóa, tuổi đời trung bình dưới 30. Tổng số lao động trực tiếp tham gia trên biển đạt gần 17.000 người, trong đó đánh bắt vùng khơi là 9.866 người.

Nghệ An hiện có 4 cảng cá (Cửa Hội, Lạch Vạn, Lạch Quèn, Lạch Cờn) được đầu tư bằng nguồn vốn ADB, nguồn của Chương trình Biển Đông – Hải Đảo và vốn từ ngân sách Nhà nước. Hạn chế là diện tích đất bị giới hạn, khuân viên hẹp. Một số cảng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông kém, việc mở rộng quy mô gặp nhiều khó khăn do chi phí đền bù quá lớn.

Nghệ An cũng không nằm ngoài xu thế đó.

Cùng với đó, nhìn chung phát triển nghề cá nhân dân trên địa bàn chưa theo quy hoạch, hệ thống cảng cá, bến cá chưa đồng bộ, còn manh mún.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ nên ngành nghề Thủy sản đã có bước tiến mạnh mẽ trong những năm qua. Dù vậy nhìn chung còn tồn tại những hạn chế nhất định, trong đó hệ thống cơ sở hạ tầng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão trên tại nhiều tỉnh thành chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Việc đầu tư, nâng cấp là xu thế tất yếu nhằm nâng cao năng lực cho ngành thủy sản cả nước, có tính chất quyết định chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm.

Trên cơ sở thực tế, thời gian tới Bộ NN-PTNT định hướng đầu tư cảng cá, KNĐ TTB cho phương tiện nghề cá đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao giá trị gia tăng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kết hợp với dịch vụ hậu cần tại các cảng cá, KNĐ TTB theo quy hoạch, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng các cảng cá loại I (tổng lượng hàng qua cảng đạt khoảng 1,37 triệu tấn/năm), các KNĐ TTB cấp vùng (tổng công suất đáp ứng khoảng 36.000 tàu vào neo đậu), hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý nghề cá trên biển đảm bảo yêu cầu giám sát hơn 30.000 tàu cá có chiều dài trên 12m...

Nội dung quan trọng nữa là thống nhất các tổ chức quản lý cảng cá theo Luật Thủy sản năm 2017 nhằm đảm bảo phát huy hiệu lực, vai trò của các tổ chức quản lý, qua đó khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC).

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để cải thiện bộ mặt ngành nghề Thủy sản theo hướng hiện đại, đòi hỏi tất cả các đơn vị liên quan, xuyên suốt từ Trung ương xuống địa phương phải vào cuộc thực sự sát sao, cùng đồng tâm hợp lực mới đá ứng được.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Ngành than chủ động chống sạt lở bãi thải mùa mưa bão

QUẢNG NINH Gần đến mùa mưa bão, nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các hộ dân sinh sống gần khu vực bãi thải mỏ luôn được ngành than và tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất