| Hotline: 0983.970.780

Tập trung đề tài đột phá

Thứ Ba 16/07/2013 , 09:22 (GMT+7)

Số lượng đề tài nghiên cứu nhiều, song khả năng ứng dụng, hàm lượng chất xám thực sự có liên quan tới công nghệ sinh học (CNSH) lại thấp.

* Kiên quyết "trảm" đề tài kém hiệu quả

Số lượng đề tài nghiên cứu nhiều, song khả năng ứng dụng, hàm lượng chất xám thực sự có liên quan tới công nghệ sinh học (CNSH) lại thấp. Đặc biệt, tiến độ đưa cây trồng biến đổi gen (BĐG) quá chậm trễ so với kế hoạch...

Thực trạng buồn đó đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát rút ra tại cuộc họp tổng kết thực hiện chương trình CNSH nông nghiệp – thủy sản 6 tháng đầu năm, thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2013.

Kiên quyết loại đề tài “núp bóng CNSH”

Báo cáo tổng hợp của Ban điều hành Chương trình CNSH nông nghiệp – thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong năm 2013, Chương trình CNSH đã triển khai tới 69 nhiệm vụ KHCN, trong đó có 54 đề tài nghiên cứu và 15 Dự án SX thử nghiệm.

Báo cáo cũng cho thấy nửa đầu năm 2013, trong tổng số 11 nhiệm vụ CNSH về nông nghiệp của Chương trình được nghiệm thu, ngoài một số tiến bộ về chế phẩm sinh học, còn lại đại đa số đều liên quan tới giống cây trồng mới, trong đó chủ yếu các giống lúa.

Tương tự đối với lĩnh vực CNSH thủy sản, trong số 8 đề tài nghiên cứu được nghiệm thu trong 6 tháng đầu năm 2013, ngoài một số đề tài về vacxin, công nghệ enzyme..., còn lại hầu hết cũng đều liên quan đến chọn tạo, SX giống thủy sản.


Tiến độ đưa cây trồng BĐG vào SX đại trà vẫn chưa thành hiện thực 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, bên cạnh tỉ lệ đề tài có liên quan tới CNSH thực sự còn thấp, việc tiếp cận CNSH tầm cao thời gian qua rất khó khăn. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này, theo bà Thu đó là do đội ngũ cán bộ thực hiện các đề tài còn quá yếu, đa số chỉ là thạc sỹ, tuổi đời còn trẻ.

 “Vừa qua, một số đơn vị trình lên nhiều đề tài nhưng không thấy đề tài nào ưng ý. Đề tài có tính đột phá, được giao thì lại không thực hiện được. Thời gian tới, chỉ có hướng đầu tư kinh phí hợp tác với các chuyên gia quốc tế may ra chúng ta mới có thể có sản phẩm CNSH đột phá, chứ như đội ngũ khoa học của chúng ta hiện nay, tới năm 2020 đi nữa cũng khó mà có sản phẩm ra hồn” – bà Thu lo ngại.

Đối với các đề tài đang triển khai, sẽ siết chặt việc nghiệm thu đề tài, kiên quyết sang năm 2014 sẽ loại bỏ hoàn toàn các đề tài không thực sự liên quan tới CNSH, tập trung kinh phí cho các đề tài có tính đột phá, có hiệu quả ứng dụng và kinh tế thực sự. Đây cũng là cách thanh lọc tình trạng lợi dụng Chương trình CNSH để “chạy” đề tài nghiên cứu nhằm tiêu tiền.

Cùng ý kiến này, Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo thời gian tới, sẽ có cơ chế mời chuyên gia nước ngoài, chuyên gia Việt Nam công tác ở các nước cùng phối hợp để triển khai các đề tài nghiên cứu về CNSH theo tinh thần cho ra sản phẩm nghiên cứu hiệu quả và thiết thực.

Cây trồng BĐG – vẫn chưa thấy tăm hơi

Cây trồng BĐG đang là vấn đề giành được sự trông đợi của đông đảo người làm nông nghiệp nước ta trong thời gian qua, tuy nhiên tại cuộc họp hôm qua, báo cáo của Ban điều hành Chương trình CNSH nông nghiệp – thủy sản cho biết tiến độ đưa cây trồng BĐG vào SX vẫn đang diễn ra rất chậm trễ.

Báo cáo cho thấy tới tháng 6/2013, Hội đồng An toàn sinh học mới chỉ đánh giá kết quả khảo nghiệm đối với một số sự kiện ngô BĐG và công nhận kết quả khảo nghiệm cho 4/5 sự kiện đăng ký khảo nghiệm gồm: ngô BĐG kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ BT11, GA21 của Cty TNHH Syngenta; MON89034, NK603 của Cty TNHH Dekalb.

 Ngoài ra, giống ngô BĐG TC1507 của Cty TNHH Pioneer Hi-bred Việt Nam cũng đang hoàn thiện báo cáo khảo nghiệm lần cuối trình Hội đồng An toàn sinh học. Hiện tại, hai tổ chức được công nhận kết quả khảo nghiệm đã nộp hồ sơ về Bộ TN-MT để đăng ký cấp giấy Chứng nhận An toàn sinh học.

Như vậy, so với kế hoạch đưa cây trồng BĐG vào SX đại trà vào năm 2013, tiến độ thực hiện đang hết sức chậm trễ. Trước tình hình này, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu thời gian tới, phải khẩn trương vận động khảo nghiệm các giống ngô, đậu tương và bông BĐG, đồng thời đẩy mạnh truyền thông nhằm tạo sự ủng hộ của nhân dân nhằm nhanh chóng đưa các giống BĐG vào SX đại trà.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm