| Hotline: 0983.970.780

Taxi "dù" kiếm bộn nhờ rét đậm

Thứ Tư 12/01/2011 , 09:16 (GMT+7)

Rét đậm kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm mưa phùn khiến dịch vụ taxi "cháy" xe. Taxi “dù” cũng được dịp chặt chém mà vẫn đắt hàng.

Rét đậm kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm mưa phùn khiến dịch vụ taxi "cháy" xe. Taxi “dù” cũng được dịp chặt chém mà vẫn đắt hàng.

Đợt rét đậm kỷ lục kéo dài 38 ngày năm 2008, anh Hùng ở Kim Giang nhiều phen khổ sở vì vẫy taxi mà không được. Đến đợt rét này, "lịch sử" đã lặp lại. Đêm 8/1 vừa rồi, sau khi đi ăn nhậu với nhóm bạn, anh đợi cả tiếng đồng hồ tại đường Nguyễn Trãi mới bắt được một chiếc taxi "dù" với giá 17.000 đồng cho km đầu tiên. "Tài xế bảo trời rét, nhận chở là ưu ái lắm rồi nên phải thu tiền cao lên. Quãng đường về nhà chỉ 5 km mà mất xấp xỉ 70.000 đồng tiền xe", anh Hùng chia sẻ.

Thời tiết không thuận lợi như những ngày này khiến cho việc gọi xe rất khó khăn. Trong những ngày gần đây, nếu khách hàng gọi điện để chờ taxi thì nhiều trường hợp chờ đợi mỏi mòn, nhưng xe và người lái thì vẫn bặt vô âm tín.

Taxi hãng "cháy" hàng là một trong những nguyên nhân khiến taxi "dù" hút khách trong những ngày rét đậm (Ảnh minh họa)

Anh Nguyễn Văn Mạnh ở Nghĩa Tân (Hà Nội) cho hay, đã hẹn hãng taxi quen đúng 7h sáng 9/11 đưa một xe 7 chỗ đến đón cả nhà về quê ăn giỗ, nhưng đợi đến gần 9h vẫn chưa thấy xe đâu. Gọi điện lên tổng đài thì tín hiệu bận, các hãng xe khác cũng hứa lên xuống nhưng chẳng thấy đưa xe đến, cả nhà đành ra đường vẫy xe, nhưng vẫn không vẫy được, đành hoãn chuyến đi.

Đại diện một hãng taxi tại Hà Nội cho hay, dịp cuối năm, hãng này đã tăng cường số lượng xe 7 chỗ thêm hơn chục chiếc, nhưng vẫn không đáp ứng đủ vì nhu cầu đi lại dịp cuối năm của người dân tăng lên.

Các hãng lớn không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nên nhiều người chuyển sang taxi "dù". Và trong những ngày rét đậm gần đây, những lái xe taxi "dù" rất đắt khách. Chủ nhân của loại xe này là những người có tiền sắm xe, nhưng không muốn lái thuê hoặc mất tiền mua thương hiệu của các hãng xe tên tuổi, nên "lách luật" bằng cách gắn chữ taxi lên nóc xe, dán kèm số điện thoại cá nhân để khách tiện liên lạc.

Anh Toàn quê ở Hoài Đức, lái xe "dù" tại khu vực quận Thanh Xuân, Đống Đa kể, những ngày này, chỉ cần đứng ở cổng trường giờ tan học cũng có thể kiếm đủ tiền bằng cả ngày trước đó đi bắt khách khắp Hà Nội. Nhờ rét đậm, có hôm anh bỏ túi hơn 2 triệu đồng tiền chở khách. Đây là số tiền cao kỷ lục so với cách đó khoảng một tháng khi làm cật lực anh cũng chỉ kiếm được khoảng một triệu đồng một ngày.

Trong những ngày thường, đổ 500.000 đồng tiền xăng, anh đi được 2- 3 ngày. Nhưng từ khi nhiệt độ tại Hà Nội xuống thấp, số xăng này chỉ đủ đi trong vòng một ngày vì khách quá đông.

Anh Nguyễn Văn Đức quê ở Hạ Mỗ (huyện Đan Phượng) cũng là một người lái taxi tự do hoạt động tại khu vực Cầu Giấy cho hay, những ngày rét đậm, xe chạy hết công suất nhưng vẫn không đủ phục vụ khách.

Trước kia, doanh thu có ngày chỉ đạt khoảng vài trăm nghìn đến một triệu đồng, thì nay tăng lên gấp rưỡi, gấp đôi. Thêm vào đó, nếu như trước, khoảng 22h đêm anh đã nghỉ làm, thì nay có hôm gần 1h sáng anh mới kết thúc ngày làm việc.

Mức giá taxi "dù" cũng tăng mạnh trong những ngày giá rét. Ngày thường, phí đi xe loại này chỉ cao hơn taxi hãng từ 1.000- 2.000 đồng một km, thì nay cao hơn có khi đến 5.000 đồng. Dù thế, dịch vụ này vẫn hút khách dịp cuối năm, đặc biệt khi thời tiết không thuận lợi.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm