| Hotline: 0983.970.780

Tây Hiếu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thứ Hai 28/10/2019 , 13:20 (GMT+7)

Năm 2015 Tây Hiếu là một trong những xã đầu tiên của TX Thái Hòa được UBND tỉnh Nghệ An cấp Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Quá trình xây dựng NTM, xã đã huy động được 323,6 tỷ đồng, trong đó sức dân đóng góp 204 tỷ đồng.

11-04-49_tru_so_ubnd_x_ty_hieu
Trụ sở UBND xã Tây Hiếu.

Tây Hiếu đất đai chủ yếu trồng cây công nghiệp. Trước đây vùng quê này cà phê mênh mông, đến mùa sây cành trĩu quả. Cà phê Tây Hiếu nổi tiếng thơm ngon, sản lượng hàng năm thu hoạch được hàng ngàn tấn quả tươi. Sau chế biến tại chỗ, sản phẩm được xuất khẩu đi các nước Đức, Mỹ.

Đứng sau cây cà phê là cao su. Cao su Tây Hiếu cũng bạt ngàn. Đến vụ thu hoạch, người dân tất bật suốt ngày đêm vận chuyển mủ tươi đến nhập cho nông trường. Nhà kho, công xưởng chế biến của nông trường, mùa nào cũng chất chứa đầy sản phẩm. Tuy nhiên nói về lời lãi thì công nhân nông trường không thể nào biết được. Họ chỉ biết rằng cuối tháng lên nông trường để cân đối sản phẩm đã nhập được rồi trừ tiền giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV. Tiếp đến là phần trích nạp phần trăm cho nông trường và công ty, rồi tiền đóng BHXH, BHYT và các loại quỹ…

Đến Tây Hiếu ngày nay không còn thấy cảnh cà phê mênh mông, trĩu quả nữa. Hỏi những công nhân đang cắt cỏ, họ bảo cà phê trồng không hiệu quả nên nông trường đã hủy bỏ. Hủy bỏ vì sâu bệnh, hủy bỏ vì trồng cà phê không bằng trồng mía và sắn. Cây cao su thì cũng phập phù về giá cả nên cũng không ai dám đầu tư chăm sóc.

Chủ tịch UBND xã Tây Hiếu Nguyễn Đình Châu cho biết, xuất phát điểm xây dựng NTM của xã thấp. Đất đai tuy rộng, nhưng lại do nông trường quản lý. Các loại cây công nghiệp đã trồng thì lâu năm, đến kỳ thu hoạch y như đánh bạc với trời. Cây cà phê thì suy thoái, hết thời. Cây cao su là loại cây có thời gian trường kỳ, nhưng không may gặp một cơn lốc hay gió bão ập đến là ào ào gãy đổ. Vậy nên để đưa Tây Hiếu đi lên thì Đảng ủy và UBND xã đã phải tính đi tính lại bằng nhiều cách khác.

Vì là một xã của thị xã nên Tây Hiếu đã biết đi tắt đón đầu, biết quy hoạch và sự phát triển đi lên của thị xã, để xây dựng chiến lược phát triển về thương mại và dịch vụ. Theo đó lãnh đạo xã gợi mở và hướng dẫn cho người dân nhiều mô hình sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân.

Vì vậy đến nay trên địa bàn Tây Hiếu đã có 312 cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể. Trong đó công nghiệp, xây dựng có 48 cơ sở; dịch vụ vận tải 15 cơ sở; thương mại dịch vụ 249 cơ sở. Ngoài ra trên địa còn có 11 doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản và dịch vụ thương mại tổng hợp. Các doanh nghiệp này đã thu hút 250 lao động thường xuyên và 300 lao động thời vụ. Tổng giá trị sản xuất về thương mại, dịch vụ bình quân mỗi năm đạt trên 250 tỷ đồng.

Đó là dân số tiểu thương, sống xung quang quốc lộ 15A, nhưng rất ít. Còn đa phần đất và dân Tây Hiếu chủ yếu song ở nông thôn. Vậy nên để đưa kinh tế phát triển đi lên, xã đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hiệu ích kinh tế cao, khuyến cáo bà con cùng học tập. Theo đó đã có hàng trăm gia đình áp dụng mô hình phát triển đàn ong trong vườn hộ. Nhiều xóm khác tận dụng đất vườn, đất trống ven đồi trồng cỏ nuôi dê.

11-04-49_nh_ong_nguyen_cong_nguyen_o_xom_phu_tn_nuoi_50_con_de_vo_beo__moi_chuong_nuoi_10_con
Nhà ông Nguyễn Công Nguyên ở xóm Phú Tân nuôi 50 con dê vỗ béo.

Bí thư Chi bộ xóm Phú Tân ông Bùi Văn Dũng dẫn tôi đi thăm làng và bảo, Phú Tân có 218 hộ, được nông trường giao trồng 100ha cà phê, nhưng nay đã hủy bỏ hết để trồng mía, tuy nhiên mía chỉ xóa đói giảm nghèo. Thế làm cách gì mà làng Phú Tân lại giàu sang và đẹp như một khu phố vậy?

Bí thư đáp: “Cũng nhờ đường hướng của lãnh đạo xã nên dân Phú Tân đã nhanh chóng phát triển đàn dê. Đến nay hầu như nhà nào cũng nuôi dê vỗ béo, mỗi nhà nuôi 25 - 50 con. Khi mua về dê nặng 12 - 15 kg/con, nhưng bà con chỉ vỗ béo 3 tháng là xuất bán, mỗi con đã cân nặng 25 - 27kg (tăng lên được 12 - 13 kg/con). Giá mua vào, xuất ra 150 ngìn đồng/kg dê hơi. Tính ra, mỗi năm dân bán ra được 4 lần, như vậy lợi nhuận đem về cả trăm triệu đồng/hộ. Ngoài nuôi dê, Phú Tân còn có cả một HTX nuôi ông mật, mỗi xã viên nuôi từ 20 - 40 đàn ông nội, mỗi năm cho thu hoạch 20 lít mật/đàn, với giá bán 200 ngàn đồng/lít thì nguồn lợi thu về là không hề nhỏ”.

Nói về tiến trình xây dựng NTM, Chủ tịch xã Nguyễn Đình Châu cho biết, đến nay toàn xã đã hoàn thành một cách vững chắc về tất cả các tiêu chí. Cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm khang trang bề thế. Đường làng ngõ xóm rộng rãi thênh thang trên nền bê tông dày gần 30cm.

Chiều chiều đi về các thôn, dưới những con đường bê tông hai bên rực rỡ muôn màu hoa khoe sắc, làng trên xóm dưới đâu đâu cũng thấy cảnh người dân nhộn nhịp vui tươi chơi cầu lông, bóng chuyền, bóng đá. Và dưới những mái ngói đỏ tươi của các nhà văn hóa xóm, tiếng loa phóng thanh của xã lại vang lên những bản tình ca chan hòa sức sống mới.

Theo kế hoạch, trong năm 2019 này tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã sẽ đạt 12%, tổng giá trị sản xuất 544 tỷ đồng. Thu nhập bình quân 66 triệu đồng/người/năm. Tây Hiếu đang tập trung mọi sự chỉ đạo để xây dựng thành công khu dân cư NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2019. Trước mắt tập trung xây dựng tại các xóm Phú Tân, Phú An, Hưng Tân, Hưng Nam, Nghĩa Hưng và Hưng Bắc.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Ninh Bình phấn đấu thêm 30 sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên

Theo Sở NN-PTNT Ninh Bình, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm được công nhận từ 3 sao trở lên và có thêm sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao.

Bình luận mới nhất