| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên: 38 đập thủy lợi nguy hiểm!

Thứ Sáu 19/08/2011 , 10:41 (GMT+7)

Qua 30 năm khai thác sử dụng, nhiều công trình thủy lợi tại Tây Nguyên đã xuống cấp đến mức báo động.

Để cung ứng nước tưới cho 35.000 ha cà phê và 5.000 ha ruộng lúa nước của DN và nhân dân Tây Nguyên, từ thập niên 80 của thế kỉ 20, khu vực này đã lần lượt được xây dựng 161 hồ đập. Qua 30 năm khai thác sử dụng, nhiều công trình thủy lợi đã xuống cấp đến mức báo động. 

Già cỗi 

Những năm gần đây các hồ chứa nước chỉ phục vụ được từ 1-2 lần tưới đã hết nước nên tình trạng mất mùa cà phê, lúa nước xảy ra liên tiếp. Trước tình hình đó, tháng 4/2011, TCty Cà phê Việt Nam đã thành lập đoàn kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hồ đập và hệ thống kênh mương mà các đơn vị thành viên quản lí. Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 161 công trình, chỉ có 111 công trình hoạt động bình thường, còn lại 73 công trình cần phải nâng cấp, cải tạo và 38 công trình hồ đập bị hư hỏng nghiêm trọng, cần cấp bách sửa chữa.

Phần lớn các hồ đập này đều có thân đập bị lún, mặt đập bị xâm thực bào mòn; một số thân đập bị rò rỉ không giữ được nước, tràn đất bị bào mòn sụt lún hạ lưu nên không đảm bảo an toàn, tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập; một số hồ đập kết hợp với đường giao thông nên tính chất nguy hiểm còn cao hơn nữa.

Tại những vùng có hồ đập hư hỏng, chính quyền địa phương cũng nhận thấy nguy cơ tiềm ẩn nên đã liên tục kiểm tra, đánh giá và có kiến nghị với TCty khắc phục để đảm bảo nước sinh hoạt, sản xuất và an toàn vùng hạ du. Theo ông Đoàn Đình Thiêm – Chủ tịch HĐTV TCty Cà phê Việt Nam thì kiến nghị của địa phương hoàn toàn đúng, bởi các công trình thủy lợi xuống cấp không chỉ ảnh hưởng tới SX mà còn đe dọa trực tiếp tới đời sống của người dân: “Vừa rồi nếu tôi không kịp thời vào chỉ đạo chống lũ ở hồ Mandrak thì cả 6 xã xung quanh ngập chìm” -ông Thiêm cho hay.

Được biết, hiện cả 161 công trình thủy lợi đều thuộc quyền quản lí khai thác của TCty Cà phê Việt Nam và hàng năm TCty vẫn trích 6% tiền khấu hao để tu bổ, bảo trì. Tuy nhiên, do hầu hết các hồ đều xuống cấp nên khoản khấu hao tích lũy khoảng 30 tỉ  như muối bỏ bể. Trong khi chỉ khái toán sơ sơ, số tiền cần đầu tư cho 38 hồ đập thuộc diện cải tạo cấp bách đã lên tới 294 tỉ đồng.  

Đi mắc núi, lại mắc sông 

Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời, không chỉ hoạt động sản xuất của người dân Tây Nguyên đang gắn bó trên diện  tích 35.000 ha cà phê mà TCty Cà phê VN đang quản lý gặp khó khăn mà nguy cơ vỡ đập, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản người dân hạ du là rất đáng lo ngại.

Tháng 5/2011, Bộ NN-PTNT và Bộ KH-ĐT cũng đã cử đoàn cán bộ trực tiếp đi kiểm tra hiện trạng các hồ đập do TCty Cà phê VN quản lí và cũng đều nhận thấy hầu hết hồ đập ở đây đều xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ TCty thì không đủ nguồn lực để gánh vác mà Bộ NN-PTNT lại chỉ quản lí những công trình thủy lợi lớn có khả năng cung cấp tưới tiêu cho nhiều tỉnh nên không thể có kế hoạch ngân sách cho những hồ đập thủy lợi loại nhỏ này.

Trước đây, khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 225/2003QĐ-TTg (ngày 1/12/2003), đáng ra các hồ đập thủy lợi nhỏ đã được TCty bàn giao lại cho các địa phương quản lí, sử dụng cùng với hàng loạt công trình giao thông, trạm y tế, trường mẫu giáo… Nhưng do công trình thủy lợi mang tính đặc thù, là yếu tố thành bại trong SX của cả vùng cà phê mà giao về cho các địa phương quản lí thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong khai thác và sử dụng nên TCty giữ lại. Đến giờ, gần trăm công trình cùng xuống cấp đồng loạt, liên tục bị đe dọa vào mỗi mùa lũ, TCty cũng không thể chia sẻ cùng các địa phương. 

Việc nâng cấp, cải tạo các đập thủy lợi đương nhiên phải làm nhưng tiền để làm thì không có vì địa phương không liên quan mà riêng Bộ NN-PTNT cũng không thể giải quyết. Trước tình hình khó khăn đó, mới đây  TCty Cà phê Việt Nam đã có văn bản báo cáo Chính phủ xin được hỗ trợ “Chương trình nâng cấp, cải tạo các công trình thủy lợi giai đoạn 2011-2015” theo cơ chế đặc thù.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất