| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên - Khô& cháy

Thứ Năm 18/03/2010 , 10:15 (GMT+7)

Tây Nguyên đang là cao điểm mùa khô. Trời nắng gắt, nóng đến ngợp thở. Gió lồng lộng thổi. Đây cũng chính là mối hiểm hoạ cho hàng vạn hécta rừng vốn đã bị nung nóng cả tháng qua.

Tây Nguyên đang là cao điểm mùa khô. Trời nắng gắt, nóng đến ngợp thở. Gió lồng lộng thổi. Đây cũng chính là mối hiểm hoạ cho hàng vạn hécta rừng vốn đã bị nung nóng cả tháng qua.

Lúa khát

Đăklăk những ngày này thật khó chịu. Gió thổi ràn rạt, trời không mưa khiến độ ẩm của đất và mực nước trên các sông suối, hồ đập giảm rất nhanh. Báo cáo của Sở NN- PTNT tỉnh cho biết: Tính đến ngày 16/3 đã có 714ha lúa nước không còn nước. Huyện Krông Bông cứ mùa mưa đến biến thành rốn lũ của cả tỉnh nay cũng có 417ha lúa bị hạn, huyện Krông Păk 91ha, Ea Kar 183ha, M’Đrăk 23ha…Tuy nhiên điều đáng lo nhất lúc này là hàng năm tháng 4 mới là thời điểm hạn hán căng thẳng nhất thì nay hạn đến sớm hơn cả tháng trời. Nếu trời vẫn không mưa thì sẽ có thêm 2.500ha lúa ĐX nữa chết khô. 

Hoang tàn sau cháy

Ông Vũ Minh Đức, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết, Đăklăk có gần 500 hồ đập lớn nhỏ, với tổng dung tích 500 triệu m3 nước, trong đó hồ Ea Súp Thượng chứa 140 triệu m3. Đa số các hồ đều là đập đất, nhỏ lại cũ lên tình trạng thất thoát nước khá nhiều. Với lượng nước toàn bộ hồ đập hiện có chỉ đảm bảo tưới cho khoảng 25.000ha lúa ĐX và 100.000 ha cà phê.

Thế nhưng vụ này toàn tỉnh Đăklăk gieo trồng 28.500ha lúa nước, vượt 2.700ha so với kế hoạch, bên cạnh đó nguồn nước hiện có còn phải chia sẻ cho 182.000ha cà phê. Chính diện tích lúa nước và cà phê vượt xa so với khả năng đáp ứng của các hồ đập khiến cho tình trạng hạn hán càng trầm trọng.

Cây cà phê vốn "uống" nhiều nước cũng đang khô khát. Đi đâu cũng thấy người dân nhao nhao rủ nhau đi khoan giếng lấy nước tưới cà phê. Những diện tích cà phê xa nguồn nước thì đành phó mặc cho trời.

Trước tình trạng này, ngành chức năng đang đốc thúc các địa phương khẩn trương chống hạn cứu lúa. Ông Y Thi Niê, Phó phòng NN- PTNT huyện Krông Păk cho biết: Chúng tôi đang chỉ đạo người dân dùng mọi biện pháp chống hạn như nạo vét kênh mương, điều tiết nước tưới hợp lý để tiết kiệm nước, chặn dòng các sông suối để tích nước mặt, tận dụng nguồn nước còn lại trên các ao hồ sau đó dùng máy bơm hút lên cứu lúa. Huyện cũng đã trích 10 triệu đồng để hỗ trợ dân mua dầu bơm nước cứu lúa. Tuy nhiên chúng tôi kiên quyết không hỗ trợ đối với những diện tích lúa gieo trồng ngoài kế hoạch.

Rừng khô 

Tây Nguyên đang khô hanh và nắng gắt. Lớp thực bì tích tụ từ lâu đã lên dày và khô giòn ở những cánh rừng khộp, rừng trồng có thể bốc cháy bất cứ lúc nào, chỉ với một mẩu tàn thuốc lá. Ngay từ khi bắt đầu bước vào mùa khô, các tỉnh Tây Nguyên đã lên phương án phòng chống cháy rừng cho địa bàn của mình. Tuy nhiên, cùng với nhiệt độ tăng cao những cánh rừng ở bắc Tây Nguyên vẫn không ngừng nóng lên: Nóng vì thời tiết khô hanh, nóng vì những vụ cháy rừng liên tiếp xảy ra ở đây.

- Ông Nguyễn Minh Thư - PGĐ Cty TNHH MTV Innovgreen: Nguyên nhân của vụ cháy chưa được xác định, có thể là do người dân trong vùng đốt rẫy gây cháy lan. Về phía Cty đã làm tốt công tác phòng chống cháy rừng trong mùa khô này.

- Ông Nguyễn Mạnh Vũ - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sa Thầy: Nguyên nhân từ đâu thì đang được các cơ quan chức năng làm rõ, tuy nhiên có thể khẳng định rằng, Cty Innovgreen chưa làm tốt công tác phòng chống cháy rừng nên để tình trạng cháy lan sang một diện tích lớn như vậy.

Ở Gia Lai, ngay trong tháng 2/2010 đã có 3 vụ cháy. Vụ cháy rừng mới nhất xảy ra chiều ngày 14/3: Khoảng 15 giờ chiều, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra rừng, các cán bộ của BQL rừng phòng hộ Bắc An Khê đã phát hiện lửa cháy từ rừng le thuộc tiểu khu 601 liền huy động 60 người chữa cháy. Tuy nhiên do gió to, địa hình phức tạp nên sự việc được báo cáo về tỉnh. Sau gần 2 ngày chiến đấu với “giặc lửa”, mãi đến 12 giờ ngày 16/3 ngọn lửa mới được khống chế. Đã có 40 ha rừng đã bị cháy rụi.

Tại tỉnh Kon Tum, những khu rừng trồng có vẻ “nóng” hơn nhiều lần so với Gia Lai. Chỉ từ đầu mùa khô đến nay, đã xảy ra 11 vụ cháy rừng lớn nhỏ. Vụ mới nhất, cũng là lớn nhất từ đầu mùa khô đến nay “phát hoả” lúc 10 giờ ngày 16/3 tại tiểu khu 626, thuộc làng Trấp, xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy). Đây là thời điểm nắng nóng nhất trong ngày, lớp thực bì dưới tán rừng khô giòn, kèm gió lớn đã nhanh chóng đưa ngọn lửa lan sang tiểu khu 629, 630. Sau hơn 15 tiếng hoành hành (3 giờ sáng qua 17/3), ngọn lửa mới tạm thời được khống chế. Hơn 100 ha rừng thông và bạch đàn trồng từ năm 2008-2009 của Cty TNHH MTV Innovgreen Kon Tum đã bị ngọn lửa trong vụ cháy này “ghé thăm”.

Người dân thờ ơ

Trưa ngày 17/3, sau hơn 1 giờ đồng hồ vượt dốc, chúng tôi đã có mặt tại các cánh rừng đã cháy đen thui ở xã huyện Sa Thầy. Nhìn ba phía rừng Sa Thầy, chúng tôi chỉ thấy một màu khói trắng bạc bao vây các dãy núi và dưới các cánh rừng trồng gồm bạch đàn, thông, keo...lửa vẫn âm ỉ cháy. Đến 13 giờ chiều qua, lửa từ các đám cháy của rừng trồng sót lại bỗng bùng cháy lan nhanh sang các cánh rừng tự nhiên kế cận và đã tạo thành những cột khói khổng lồ, kèm theo những tiếng nổ dữ dội của cây rừng nghe rõ mồn một. Không một bóng người, không một người tham gia dập lửa cứu rừng.

Chúng tôi không thể nào tiếp cận được với ngọn lửa đang cháy hừng hực bởi các đám cháy của rừng tự nhiên nằm khuất xa và chia cắt bởi các quả đồi và các dòng suối nhỏ. Thế nhưng, ống kính của chúng tôi vẫn ghi được hình ảnh của những cánh rừng tự nhiên đang bốc cháy. Đến gần 14 giờ, các dãy núi phía sau lưng làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy vẫn còn 3 cánh rừng lửa đang bốc cháy dữ dội.

Khi chúng tôi đề nghị đứng nơi cửa sổ của UBND xã nhìn ra, đám cháy rừng khổng lồ bên kia, anh Hoàn nói: "Đó là khu vực làng Thanh Hoá, thuộc xã Ya Xiar. Xa thế không phải của xã Ya Tăng". Khi anh Hoàn nói chuyện thì rừng Sa Thầy vẫn tiếp tục bùng cháy.

Rừng cứ mặc nhiên cháy dữ dội, trừ những công nhân đang làm đường gần đó, nhưng hỏi thăm mà chẳng ai động lòng, hay quan tâm gì. Gặp vài người dân đi làm rẫy, chạy xe gắn máy hỏi thăm, họ đều lắc đầu mà không một chút thương tiếc, trước cảnh những cánh rừng đang tan thành mây khói. Gặp những công nhân giao thông đang làm đường thì họ trả lời thản nhiên: "Có nghe nói cháy rừng, nhưng có ai huy động mình đi chữa cháy rừng đâu mà biết". Vì vậy, người dân làm rẫy vẫn cứ làm rẫy, công nhân làm đường thì vẫn làm đường, còn rừng cháy thì cứ cháy. Riêng người dân làng Trấp, xã Ya Tăng phần lớn không biết rừng của xã mình bị cháy. Họ vẫn "bình chân như vại" khi "giặc lửa" đã rình rập cháy cách bìa làng khoảng vài km.

Chúng tôi quay về trụ sở UBND xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy gặp anh Trịnh Quốc Hoàn, cán bộ văn phòng UBND xã Ya Tăng. Anh Hoàn cho biết: "Chủ tịch UBND xã đi kiểm tra các dự án làm đường, cầu cống trên địa bàn đến giờ chưa về. Chắc Chủ tịch kiểm tra luôn tình hình cháy rừng anh ạ! Hiện giờ UBND xã chưa có thông tin gì về vụ cháy rừng này cả".

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất