| Hotline: 0983.970.780

Tây Nguyên vẫn cần 'bà đỡ' dài lâu cho phát triển nông nghiệp - nông thôn

Thứ Sáu 03/02/2023 , 08:17 (GMT+7)

Tây Nguyên rộng 5.447.400ha, với 5 triệu bà con thuộc 5 tỉnh Gia Lai, Kom Tum, Đăk Lăk, Đắk Nông và Lâm Đồng sinh sống...

Tây Nguyên được coi là mái nhà chung của cả 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào. Nơi đây khi con gà gáy sáng thì cả 3 nước cũng đều nghe. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và giặc Mỹ xâm lược, Tây Nguyên cũng giống như vùng Tây Bắc của đất nước, là nơi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Và cũng vì vậy mà Tây Nguyên chính là nơi bị giặc trút bom đạn tàn phá nhiều nhất và ác liệt nhất.

Sau khi hòa bình lập lại, 47 dân tộc Tây Nguyên cùng sát cánh với đồng bào Kinh chung tay xây dựng lại quê hương xứ sở. Nhưng do thiếu thốn mọi bề nên mãi đến cuối những năm 90 cuộc sống của hầu hết bà con dân tộc thiểu số và cả một bộ phận người Kinh vẫn còn lâm vào cảnh nghèo nàn và lạc hậu.

Empty

Cà phê là một trong những cây trồng đã mang lại ấm no cho bà con Tây Nguyên.

Thế là chương trình phát triển “điện, đường, trường, trạm” từ năm 1992 đã ra đời. Tiếp theo là chương trình Mục tiêu Quốc gia với nội dung chính bao gồm: Giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đooạn 2016 - 2020, và gần đây là giai đoạn 2021 - 2026 cũng đang được thực hiện. Từ đó, bộ mặt của vùng Tây Nguyên đã bắt đầu khởi sắc.

Tây Nguyên sở hữu một vùng đất lớn và rất màu mỡ (khoảng 2,9 triệu ha dành cho trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và cả cá nước ngọt, trong đó có khoảng 2/3 là đất đỏ bazan), cây trồng và vật nuôi khá đa dạng. Riêng trồng trọt, vùng Tây Nguyên có diện tích cà phê chiếm 94,8%, hồ tiêu 68,6%, cao su 22,1%, sầu riêng 36,3% và cây bơ 81,9% so với diện tích gieo trồng cả nước. Đặc biệt, vùng đất Lâm Đồng rất thích hợp cho nhiều loại rau, hoa, quả, các cây công nghịệp và cả cây thuốc...

Nhờ vậy, Tây Nguyên đã thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, kinh doanh và sinh sống. Cũng nhờ điều kiện cơ sở vật chất được phát triển tốt hơn nên nhiều nông dân trong vùng cũng đã tìm cách để làm giàu trên chính mảnh đất của họ. Do đó, số nông dân trở nên giàu có ngày càng tăng, góp phần đưa bộ mặt của Tây nguyên ngày một khởi sắc.

Pano 80 x 60 - Mua Kho 2022-2023

Phân bón Bình Điền luôn đồng hành cùng bà con nông dân với nhiều chương trình giúp nông dân làm giàu.

Đã 10 năm nay, Hội Nông dân Việt Nam và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã tạo điều kiện tổ chức để nhà nước vinh danh cho hàng trăm nông dân có thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh cũng như xây dựng nông thôn mới và bảo vệ Tổ quốc được bình yên, trong đó có hàng chục nông dân  của vùng đất Tây nguyên màu mỡ. Vì khuôn khổ bài báo có hạn, tác giả chỉ xin trích giới thiệu một số gương mặt tiêu biểu vừa mới được vinh danh trong năm 2022 để độc giả tham khảo. Dưới đây là một số ví dụ:

1. Ở Kom Tum: Nông dân A Diêu ở thôn Tù Rằng, xã Mănh Cành, huyện Công Plong sở hữu 5ha đất trồng cà phê, thu 24 tấn/năm, trồng tre lấy măng thu 3 tấn, trồng sắn dây cho năng suất 3 tấn, 14 tấn sâm đương quy/năm. A Diêu có 3 hồ nuôi cá nước ngọt, mỗi hồ rộng 300m2, thu 15 tấn cá, nuôi 100 con heo địa phương, 20 con trâu sinh sản, tổng thu 3,88 tỷ/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng chục nông dân có thu nhập ổn định.

2. Ở Gia Lai: 3 nông dân được vinh danh, trong đó có nông dân Đỗ Thị Mỹ Thơm ở thôn Nhơn Tân, xã Dăk Taley, huyện Mang Yang, trồng và chế biến quả chanh dây, sản xuất và cung cấp các loai giống rau, củ, quả.

Empty

Tây Nguyên hiện vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng về nông nghiệp.

Chị Thơm thu mua, chế biến trái cây tươi, trồng 2ha bơ cho năng suất 90 tấn/năm, thu nhập 3 tỷ đồng, lợi nhuận 2,1 tỷ đồng/năm, giải quyết công ăn việc làm cho 100 lao động với thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Chị Thơm còn là chủ nhiệm HTX Dịch vụ Hùng Thơm, năm 2020, 2021, 2022 mỗi năm đều có 2 sản phẩm tham gia chương trình OCOP, đó là trà thảo mộc, chanh dây sấy dẻo, ruột chanh dây cấp đông 3 sao, tinh dầu chanh 3 sao; trà detox và chanh dây sấy giòn.

3. Ở Đăk Lăk: 2 nông dân được vinh danh, trong đó bà Nguyễn Thị Thanh Thảo ở thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krong Păk trồng 5ha sầu riêng với năng suất 35 tấn, cho sản lượng 175 tấn/năm, sử dụng công nghệ tưới béc, trang bị kho lạnh tích trữ trái cây. Bà Thanh tổ chức HTX thu mua chế biến trái cây, thu nhập 6 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 40 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

4. Tại Đăk Nông: Nông dân Nguyễn Văn Tạo ở thôn Thổ Hoàng 3, xã Đăk Săk, huyện Đăk Mil trồng 5ha lúa nước, 200 cây sầu riêng, 500 trụ tiêu, 150 cây bơ, mang lại lợi nhuận 1,08 tỷ đồng. Riêng cửa hàng  nông cụ của ông Tạo cũng thu từ 1 - 1,2 tỷ đồng/năm.

5. Tại Lâm Đồng: 2 nông dân được vinh danh, trong đó nông dân Phạm Ngọc Thạch ở Lô E, Phường 8, Đà Lạt tổ chức HTX sản xuất, thu mua, phân phối các loại rau, hoa, củ, quả. Với diện tích hàng năm đều tăng: Năm 2019 có 40ha, 2020 đạt 60ha, 2021 có 120ha, sử dụng công nghệ châm phân, tưới nước tự động, tưới nhỏ giọt. Tổng thu nhập hàng năm tăng từ 14,4 tỷ đồng năm 2019 lên 72 tỷ đồng năm 2021, sử dụng lực lương lao động ngày càng tăng, tạo công ăn việc làm cho 210 lao động với thu nhập ngày càng tăng...

Empty

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Nếu ai đó đã từng đến thăm đất Tây Nguyên vào những năm 80 hay đầu những năm 90, hoặc có ai đó đã từng bỏ xứ ra đi để tìm miền đất lạ, nay có dịp trở lại thì không khỏi ngạc nhiên vì Tây Nguyên ngày nay đã khác xưa, có cuộc sống khá đầy đủ, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn ngày càng được thu hẹp.

Mặc dù vậy, cả 5 tỉnh Tây Nguyên hiện mới có 43,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng chỉ với mức bình quân 13/19 tiêu chí, trong lúc bình quân cả nước có đến 62% số xã đạt tiêu chuẩn với mức 16,38 tiêu chí/xã. Nhiều địa phương còn đối mặt với không ít khó khăn, ví dụ ở huyện Ea Súp (Đăk Lăk) mới chỉ có 3/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, và tỷ lệ đường nhựa hay bê tông còn ở mức rất thấp, mới đạt 52/311km (29,71%). Tỷ lệ hộ nghèo và cần nghèo còn cao. Vì vậy, cần lắm chương trình phát triển nông thôn ở lại với Tây Nguyên lâu hơn để giúp đỡ bà con.

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?