| Hotline: 0983.970.780

Tây Ninh: Chấn chỉnh đánh bắt cá kiểu tận diệt

Thứ Năm 17/12/2020 , 15:02 (GMT+7)

Trước đó, Báo NNVN có bài phản ánh về thực trạng đánh bắt cá kiểu tận diệt trên lòng hồ Dầu Tiếng. Tỉnh Tây Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp chấn chỉnh.

Theo đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc cấm khai thác và các hoạt động mua bán, tiêu thụ thuỷ sản trái phép có nguồn gốc từ hồ Dầu Tiếng, thời gian qua, Sở NN&PTNT Tây Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường thuộc Công an tỉnh và các địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền về việc cấm đánh bắt, mua bán, vận chuyển thuỷ sản và các hành vi tàng trữ, sử dụng các loại ngư cụ cấm để khai thác thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng.

Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh ra quân lập biên bản xử lý phương tiện, ngư cụ vi phạm. Ảnh: Trần Trung.

Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh ra quân lập biên bản xử lý phương tiện, ngư cụ vi phạm. Ảnh: Trần Trung.

Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh thành lập 3 đoàn kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về khai thác thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng năm 2020. Theo đó, qua 30 lượt kiểm tra, đoàn công tác phát hiện, lập biên bản, bàn giao UBND huyện Tân Châu xử lý 7 phương tiện đang neo đậu tại bến, trên các phương tiện tàng trữ 703 cái lồng xếp; tạm giữ chờ xử lý 2.000m lưới đăng, 235 bộ lưới dớn, 1 tay lưới xanh, 1.137 cái lồng xếp, 17 tay lưới nhủi, 3 càng chích điện, 68 cái túi dớn, 4.700m lưới bén, 26 cái lờ bóng, khoảng 500m lưới kéo có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định; cắt bỏ 40 dây quay vó đang lén lút khai thác thuỷ sản.

Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh ra quân lập biên bản xử lý phương tiện, ngư cụ vi phạm. Ảnh: Trần Trung.

Lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh ra quân lập biên bản xử lý phương tiện, ngư cụ vi phạm. Ảnh: Trần Trung.

Ngoài ra, để bảo đảm cho sự tăng trưởng ổn định của các loài thuỷ sản, Tây Ninh đã tổ chức thả bổ sung hàng trăm ngàn con cá giống nhằm tái tạo nguồn lợi thuỷ sản lâu dài trong khu vực hồ Dầu Tiếng.

Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tây Ninh cho biết, hồ Dầu Tiếng đang là nơi bảo tồn và phát triển rất thuận lợi cho các loài thuỷ sản, hiện trong hồ có trên 50 loài sinh sống, hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn thuỷ sản cho nhu cầu tiêu dùng và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Ngay sau khi có sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở đã tích cực chỉ đạo các phòng chuyên môn nghiệp vụ phối hợp các lực lượng chức năng tổ chức ra quân lập lại trật tự khai thác, đánh bắt cá trái phép trên lòng hồ, đồng thời tuyên truyên truyền vận động để nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản…

Các ngư cụ cấm bị thu giữ. Ảnh: Trần Trung.

Các ngư cụ cấm bị thu giữ. Ảnh: Trần Trung.

Ông Nguyễn Đình Xuân cho biết thêm, để khôi phục lại nguồn lợi thuỷ sản trong hồ Dầu Tiếng, từ năm 2005 ngành NN&PTNT lập kế hoạch thả cá giống để tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thiên nhiên trong hồ Dầu Tiếng và được UBND tỉnh đồng ý trích ngân sách đầu tư. Theo đó, đợt thả cá giống lần đầu tiên vào cuối năm 2005 được hơn 280.000 con các loại: mè trắng, mè vinh, trắm cỏ, cá trôi, cá lăng... Đợt thả cá giống lần thứ hai vào cuối năm 2006 với số lượng lên đến hơn 1,6 triệu con. Sau hai đợt thả cá giống, từ năm 2007, Sở vẫn duy trì hoạt động thả cá giống, trung bình mỗi đợt đã có hàng trăm ngàn con cá giống được thả xuống lòng hồ, qua đó nguồn lợi thủy sản hồ Dầu Tiếng đã gia tăng đáng kể…

Trước đó, như Báo NNVN đã phản ánh vào đầu tháng 9/2020, tại khu vực ấp Phước An thuộc xã Phước Ninh (huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) luôn có hàng chục chiếc ghe nhủi đậu san sát ngay mé lòng hồ Dầu Tiếng để chờ xuất bến. Điều đáng nói khu vực này chỉ nằm cách đường ĐT 781 chưa đầy 1 km, thế nhưng chúng vẫn ngang nhiên hoạt động giữa thanh thiên bạch nhật.

Mỗi chiếc ghe đều gắn động cơ, phía trước mũi ghe được trang bị 2 cây tre lớn bắt chéo hình chữ X, phía dưới căng tấm lưới xòe ra theo hình tam giác tạo thành một cây vợt khổng lồ.  Sau đó, cây vợt to tướng này được đưa xuống mặt nước và cho ghe đẩy đi. Tất cả các loại cá bơi trong tầm vợt đều bị dính vào. Nhủi được vài trăm mét, ngư dân cất "vợt" lên bắt cá, rồi cứ thế lại nhủi tiếp. Điểm đáng chú ý, do mắt lưới đánh cá khá nhỏ (từ 2 cm đến 4 cm) đan xen với nhau nên khi chiếc nhủi lướt qua mọi loại cá lớn nhỏ đều bị tóm gọn. Đây là một trong những hình thức đánh bắt cá theo kiểu tận diệt, nguy cơ mất cân bằng sinh thái môi trường.

Các ngư cụ cấm bị thu giữ. Ảnh: Trần Trung.

Các ngư cụ cấm bị thu giữ. Ảnh: Trần Trung.

Qua nắm bắt thông tin UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu Cục Quản lý thị trường tỉnh chủ trì tổ chức thanh, kiểm tra việc kinh doanh, buôn bán các loại ngư cụ cấm sử dụng tại các cửa hàng kinh doanh, buôn bán ngư cụ trên địa bàn tỉnh; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan và quy định của UBND tỉnh đến người dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn; vận động người dân khai thác thủy sản trên địa bàn ký cam kết không sử dụng các loại nghề, ngư cụ cấm trong khai thác thủy sản; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khai thác thủy sản…

Xem thêm
Nền tảng để ASEAN vững vàng trước mọi biến động

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hơn lúc nào hết, ASEAN cần lấy tự cường làm nền tảng để vươn tầm, lấy kết nối làm trọng tâm để bứt phá.

Bảo vệ tài nguyên nước góp phần quan trọng vào phát triển bền vững

Trong 3 trụ cột của phát triển bền vững, chuyên gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khi thực hiện các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hà Nội: Yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp học

Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu học sinh nghiêm khắc tuân thủ quy định về việc sử dụng điện thoại trong giờ học, nhằm tạo môi trường học tập nghiêm túc, hiệu quả.

Bình luận mới nhất