| Hotline: 0983.970.780

TĐC Thuỷ điện Đồng Nai 3: Bao giờ đến hồi kết?

Thứ Tư 30/03/2011 , 08:30 (GMT+7)

Sau 8 tháng di dời, cuộc sống của hơn năm ngàn người dân xã Đăk P’Lao, huyện Đăk G’Long- Đăk Nông vẫn rất bất ổn…

Thuỷ điện Đồng Nai 3 đã tích nước, phát điện tổ máy số 1 và sẽ sớm hoàn thành dự án trong nay mai. Thế nhưng đến nay, sau 8 tháng nhường chỗ cho nó, về nơi ở mới, cuộc sống của hơn năm ngàn người dân xã Đăk P’Lao, huyện Đăk G’Long- Đăk Nông vẫn rất bất ổn…

Dân sống sao nổi?

Cái nắng như vốc lửa cùng với quanh cảnh trơ trọi khiến khu tái định cư (TĐC) Đăk P’Lao như một lò đốt. Vậy mà, ông Giàng A Páo, thôn 5, vẫn ngồi uống rượu. “Tao nghỉ việc xã rồi…Chán! Uống rượu để ngủ được yên giấc”, ông chào chúng tôi bằng cái giọng bất cần. Ông Páo trước là cán bộ Mặt trận Tổ quốc xã. Hồi dân còn ở chỗ cũ, ông là một trong những người xông xáo trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân nhường chỗ cho thuỷ điện về khu TĐC. Nghe lời chủ đầu tư cũng như những hứa hẹn của huyện, để dân nghe mình, ông đã “vẽ” ra một cảnh sung túc nơi vùng đất mới. “Thế mà giờ thì sao? Ngay cả cái quan trọng nhất là nước sinh hoạt còn không có nói gì đến cuộc sống sung túc. Giờ tao nói ai nghe mà không nghỉ?”. Câu hỏi của ông Páo như đặt ra cho chính ông. Ông Páo kể, dân giờ “sướng” lắm. Làm nông nhưng suốt ngày ăn, uống rượu rồi ngủ. Nước sinh hoạt, dân cũng dùng loại “cao cấp”, đắt hơn gấp nhiều lần ở thành phố…

Nghe đến đây, ông Giàng Seo Tểnh nãy giờ khật khưỡng bỗng cao giọng: “Tao lên đây 8 tháng, cứ 2 ngày xài hơn trăm nghìn tiền nước. Họ hứa hẹn đủ điều mà có làm gì đâu. Tiền thưởng, tiền hỗ trợ…tất tật đều chưa có. Còn đất sản xuất, họ chỉ cho tao 8 sào trên đồi. Sức tao thế này lên đó nổi không. Mà có lên được thì cũng trồng được gì trên đỉnh đồi bạc màu như thế?”. Cũng như ông Páo, ông Tểnh, hàng trăm hộ dân ở Đăk Plao, đang bị chủ đầu tư Dự án thuỷ điện Đồng Nai 3 đưa lên khu TĐC để sống cảnh thiếu thốn trăm bề. Khốn đốn nhất là hàng ngàn con người không có nước sinh hoạt. Nhiều người đã tìm cách khắc phục bằng cách đào, khoan giếng nhưng đào xuống hàng chục mét vẫn không thấy nước. Vậy là một số người may mắn khoan được giếng đã tận dụng cơ hội làm giàu. Họ đóng thùng, mua xe cày chở nước đi bán với giá cắt cổ. Ông Thò A Dế (thôn 5) cho biết: “Giá nước sinh hoạt ở đây giao động từ 50 đến hơn 100 ngàn/ m3. Thế nhưng chưa chắc đã mua được nước giếng “chính hiệu”. Mấy hôm khô hạn, tôi còn thấy bọn nó múc nước hồ lên bán. Chủ đầu tư hứa giải quyết chuyện này, nhưng đợi mãi không được mấy hộ chúng tôi phải góp tiền khoan giếng. Nhưng phải khoan năm lần bảy lượt mới tìm được chỗ có nước. Cứ kéo dài thế này dân sống sao nổi.”

Quá nhiều bất cập

Khu TĐC lòng hồ Thuỷ điện Đồng Nai 3 được xây dựng “rất hoành tráng” (theo như chủ đầu tư nói) tại xã Quảng Khê huyện Đăk G’Long. Khi mới xây lên, báo chí đã phản ảnh rất nhiều bất ổn, như tình trạng sụt lún, thiếu nước, nhà xây cẩu thả dẫn đến nứt nẻ, hư hỏng… Chính quyền sở tại cũng kiểm tra và khẳng định các phản ánh đó là đúng. Ông Lê Diễn, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, cũng đã lội vào đây để kiểm tra, chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư sớm giải quyết những bất cập, ổn định đời sống cho dân.

Thế nhưng đến nay, khi việc ấy vẫn chưa được thực hiện thì ở đó đã lộ thêm những bất cập mới. Từ đầu khu TĐC đi vào một quang cảnh hết sức lộn xộn hiện hữu trước mắt. Khắp nơi, trụ cổng, tường rào đổ ngổn ngang. Hàng chục ngôi nhà vừa xây xong đã xuống cấp. Không nói đâu xa, ngay tại trường tiểu học Quang Trung, nguyên một dãy nhà của Ban giám hiệu đã nứt nẻ. Phía sau trường là một hố sâu nhưng tường rào vẫn chưa được làm. Các trụ rào vừa xây lên đã bị gió xô ngã. Bê-tông làm trụ chỉ lấy tay bóp là vỡ vụn ra. Trong hơn 400 hộ sống ở đây chỉ mới có 83 hộ là được cấp đất sản xuất với diện tích trung bình 8000m2/ hộ. Nhưng sau khoảng 3 tháng được cấp, người dân vẫn chưa trồng tỉa được gì trên đó. Hàng trăm hộ dân khác vẫn dài cổ đợi đất sản xuất và rất nhiều các chế độ khác.

Theo ông Nguyễn Cầu, Phó chủ tịch huyện Đăk Glong, thì dân sẽ được cấp trong nay mai, nhưng phải chờ việc “thoả thuận” với các Cty hoàn tất đã. Song việc “thoả thuận” này đã tiến hành cách đây nhiều tháng và không biết còn bao lâu nữa mới “thoả thuận” được. Theo lãnh đạo xã thì có khoảng 300 hộ với hàng ngàn con người không có nước sinh hoạt. Mặc dù ở đó có 2 khu cấp nước tập trung, nhưng do công suất thấp, địa hình lại đồi dốc nên chỉ một số hộ dân quanh khu vực là được dùng nước.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm