| Hotline: 0983.970.780

Teen ngại chữa phụ khoa vì sợ rách 'cái ngàn vàng'

Chủ Nhật 15/04/2012 , 17:05 (GMT+7)

Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn gái mắc bệnh phụ khoa mà tự ý điều trị bởi có thể khiến bệnh nặng thêm, trở thành mãn tính, thậm chí để lại các di chứng như teo hẹp, tắc vòi trứng, vô sinh...

Lo đến mất ăn mất ngủ vì chu kỳ đèn đỏ bỗng rối loạn nhưng Hồng không dám đi khám, vì "nghe nói bác sĩ dễ làm rách màng trinh của mình trong lúc khám, chữa".

Bình thường, kinh nguyệt của Hồng (Đống Đa, Hà Nội) rất đều, nhưng mấy tháng nay, chu kỳ bỗng bất thường, lúc dài ra, khi ngắn lại. "Có tháng em 'bị' tới chục ngày, nhưng có tháng lại quá ngày cả tuần mà chưa thấy 'đèn đỏ", Hồng kể. Vì đã có bạn trai nhưng chưa từng đi quá giới hạn nên cô sinh viên 18 tuổi này không sợ có bầu, nhưng cũng lo lắng không biết điều gì đang xảy tới với mình.

"Em cũng muốn đi khám lắm, nhưng khi kể với cô bạn thì bị nó dọa là trong lúc khám hay đặt thuốc, bác sĩ phụ khoa có thể vô tình làm rách màng trinh. Mình cố giữ gìn từng chút một, mà giờ lại bị mất vì lý do vớ vẩn thế thì thật không đáng", Hồng thổ lộ.

Vì lý do này, Hồng đã tự ý mua thuốc về uống để điều hòa kinh nguyệt, nhưng mãi không đỡ. Gần đây, Hồng bị rong kinh liên miên khiến người xanh xao, mệt mỏi, nhưng vẫn lăn tăn chuyện nên đi khám hay cố đợi cho bệnh tự hết.

Cũng vì ngượng ngùng và lo ảnh hưởng tới cái ngàn vàng mà Trinh (19 tuổi) cố tự chữa bệnh phụ khoa suốt nửa năm liền chứ không đến gặp bác sĩ. Tới khi không thể chịu được những cơn ngứa và bệnh tái phát mỗi ngày nặng thêm, cô thiếu nữ ở Thanh Trì, Hà Nội mới đi khám. Nghe bác sĩ nói "cháu mà không chữa, cứ để thế này thì có khi còn vô sinh vì biến chứng của viêm nhiễm chứ chẳng chơi", Trinh mới phát hoảng.


Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung: Thực tế, đúng là khả năng viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục ít hơn người có gia đình, nhưng số thiếu nữ mắc bệnh này cũng không hiếm.

"Em chưa từng biết đến 'chuyện ấy', lại luôn vệ sinh vùng kín rất sạch sẽ, vậy mà không hiểu sao lại bị như thế", cô gái băn khoăn. Cô cũng cho biết thực ra, trước đó cũng đã đi siêu âm và khám sức khỏe tổng quát rồi nhưng không dám để bác sĩ đụng chạm tới vùng kín.

Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y khoa Thái Hà, Hà Nội cho biết, không ít cô gái trẻ khi đến khám bệnh phụ khoa thường tỏ ra ngại ngần, e dè, phần vì sợ "mang tiếng" là đã có quan hệ nên mới mắc bệnh, phần lo bác sĩ làm rách màng trinh.

Theo bà, thực tế, đúng là khả năng viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục ít hơn người có gia đình, nhưng số thiếu nữ mắc bệnh này cũng không hiếm.

"Màng trinh giống như một lớp bảo vệ ngăn các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, các cô gái, kể cả bé gái 6-7 tuổi cũng vẫn có thể mắc do bộ phận sinh dục nữ nằm ở ngoài, lại gần lỗ tiểu và hậu môn", bác sĩ giải thích.

Các vấn đề như rối loạn nội tiết, vệ sinh không đúng cách, mặc quần quá chật... cũng là nguyên nhân thường gặp gây các trục trặc về vùng kín ở các cô gái trẻ.

Theo bà, việc không ít thiếu nữ ngại khám bệnh vùng kín vì sợ rách màng trinh cũng dễ hiểu. Ở Việt Nam, các cô gái vẫn được dạy phải giữ gìn trinh tiết tới khi về nhà chồng. Nhiều bé gái lớn lên mà không dám chia sẻ những thắc mắc, rắc rối của bản thân về những vấn đề liên quan tới giới tính, sức khỏe tình dục với ai, kể cả mẹ, chị. Các em ngại hỏi, thường tự loay hoay xử lý hoặc tìm câu trả lời ở bạn bè đồng lứa - những người mà thường cũng chưa có kinh nghiệm hay kiến thức về việc này.

"Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn gái mắc bệnh phụ khoa mà tự ý điều trị bởi có thể khiến bệnh nặng thêm, trở thành mãn tính, thậm chí để lại các di chứng như teo hẹp, tắc vòi trứng, vô sinh...", bác sĩ khuyến cáo.

Bà cho biết, ngay khi có những biểu hiện bất thường như ra dịch quá nhiều, ngứa, rối loạn kinh nguyệt, bạn gái cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời.

"Các cô gái cũng không cần quá lo lắng đến chuyện ảnh hưởng 'cái ngàn vàng'. Khi đi khám, hãy chọn cơ sở uy tín, nói rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh cũng như việc mình chưa từng quan hệ, người có chuyên môn sẽ tìm cách khám, chữa phù hợp, hiệu quả mà không làm tổn hại tới màng trinh của bạn", bác sĩ nói.

Bà cho biết, thông thường, các viêm nhiễm ở phụ nữ chưa có quan hệ tình dục, nếu khám chữa kịp thời, thì thường không quá nặng, và việc xử lý khá đơn giản. Ngay cả việc đặt thuốc cũng không thể làm rách màng trinh. Còn trong quá trình thăm khám, với các cô gái chưa từng quan hệ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò qua ngả hậu môn, thay vì qua âm đạo, và điều này vẫn cho kết quả chính xác về bệnh ở phần phụ, nên chị em không cần lo ngại ảnh hưởng.

Theo vnexpress

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm