| Hotline: 0983.970.780

Tem nhãn dán trên dưa hấu tại Quảng Nam là hợp lệ

Thứ Tư 17/04/2019 , 12:10 (GMT+7)

Thông tin về dưa hấu dán tem Trung Quốc tại huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) đã gây hoang mang trong dư luận. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định mới về việc áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây XK sang thị trường Trung Quốc.

* Quảng Nam chưa có cơ sở đóng gói hoa quả nào được cấp mã số để XK sang Trung Quốc

16-56-36_20190412_091716-1
Cơ quan chức năng xác nhận tem nhãn truy xuất nguồn gốc bằng chữ Trung Quốc dán trên dưa hấu tại Quảng Nam là hợp lệ

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), bắt đầu từ ngày 1/1/2019, các loại nông sản xuất qua Trung Quốc đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc, trong đó có dưa hấu. Dưa hấu Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể sử dụng cách dán tem có mã truy xuất nguồn gốc lên trái dưa hoặc đóng dưa bằng bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc.

Doanh nghiệp XK chủ động lựa chọn sử dụng bao bì, thùng giấy hoặc tem nhãn lên trái cây; chủ động chọn đơn vị in tem nhãn truy xuất nguồn gốc. Hiện đã có 41 doanh nghiệp XK kí hợp đồng với Tập đoàn Trung Kiểm (CCIC) là đơn vị có năng lực cung cấp lượng lớn tem nhãn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, từ 1/5/2019, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện thêm một số quy định mới đối với một số loại trái cây NK từ Việt Nam. Cụ thể, đối với dưa hấu: không cho phép dưa hấu lót rơm thông quan; yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có sinh vật gây hại để bọc trái. Đối với mít, yêu cầu dùng giấy dai Kraft để bọc hoặc dùng bao bì là thùng giấy có in thông tin truy xuất nguồn gốc. Đối với chuối, yêu cầu bao bì là thùng giấy hoặc túi nhựa để bọc (đều phải in mã và thông tin truy xuất nguồn gốc).

Liên quan đến các tem nhãn dán trên quả dưa hấu tại huyện Phú Ninh (Quảng Nam), phóng viên NNVN đã thực hiện truy xuất theo mã QR trên các tem nhãn này và đã cho thông tin cụ thể như sau: Đơn vị thực hiện đăng ký và in ấn tem nhãn truy xuất nguồn gốc - Công ty TNHH Dịch vụ công nghệ Traceability CCIC; Tên sản phẩm - Dưa hấu; Số đăng ký - VN-LAOR-01 05; Nước xuất xứ - Việt Nam; Tên nhà nhập khẩu - Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Quảng Tây Huiming.

Theo Cục BVTV, đến nay, Cục BVTV đã cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói với số lượng rất lớn tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước đối với 8 loại hoa quả của Việt Nam được phép XK sang Trung Quốc (gồm mít, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, chuối, thanh long và dưa hấu). Toàn bộ dữ liệu về mã số vùng trồng của 8 loại trái cây này, cùng với danh sách các cơ sở đóng gói đã được cấp mã số để XK sang Trung Quốc, đã được đăng tải đầy đủ, chi tiết trên website của Cục Bảo vệ Thực vật (www.ppd.gov.vn -> Kiểm dịch thực vật -> Quy định KDTV của các nước -> Danh sách mã số vườn trồng và cơ sở đóng gói hoa quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc).

Đối với quả dưa hấu, đã có rất nhiều tỉnh được cấp mã số vùng trồng để XK sang thị trường Trung Quốc, trải dài từ Bắc và Nam như An Giang, Bạc Liêu, Quảng Trị, Trà Vinh, Hà Giang, Long An, Lâm Đồng, Kiên Giang, Đồng Nai, Hải Dương, Lào Cai, Bình Thuận, Tiền Giang, Sơn La, Bắc Giang... Tại tỉnh Quảng Nam, hiện cũng đã có tổng cộng 26 mã số vùng trồng dưa hấu được Cục BVTV cấp mã số để XK sang thị trường Trung Quốc, tập trung chính tại các huyện như Phú Ninh, Đại Lộc, Điện Bàn.

Đối với các cơ sở đóng gói trái cây đã được cấp mã số để XK sang thị trường Trung Quốc, hiện đã có 32 tỉnh được cấp mã số cơ sở đóng gói (với trên 600 mã số). Tuy nhiên, hiện chưa có cơ sở đóng gói nào tại tỉnh Quảng Nam được cấp mã số đóng gói XK trái cây sang Trung Quốc.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm